Cánh đồng Mường Thanh: Đón cơn mưa "vàng" cho vựa lúa Đông – Xuân

09/03/2017 00:00

(TN&MT) – Trong những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kể từ thời điểm gieo sạ lúa đến nay, cánh đồng Mường Thanh mới chỉ đón nhận cơn mưa đầu tiên. Mưa xuống, “đạm khí trời” sẽ thúc đẩy cây lúa sinh trưởng và phát triển, nhưng kéo theo đó là những cảnh báo.

Cánh đồng Mường Thanh sau cơn mưa rào.
Cánh đồng Mường Thanh sau cơn mưa rào.

Chị Lò Thị Dung, người dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Thời tiết năm nay không chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại như năm trước. Nhưng trời lại không mưa, cây lúa cũng kém phát triển. Luá được gần 2 tháng rồi mà mới chỉ cao quá gang tay, có những chỗ còn không được gang. Nay trời mưa thì vui rồi, hy vọng lúa sẽ lên cao, phát triển tốt.

Theo số liệu từ Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên, từ đầu năm 2017, khu vực lòng chảo Điện Biên, mưa chỉ tập trung chủ yếu vào tháng 1, với tổng lượng mưa 159.8mm, bắt đầu từ cuối tháng 1 cho tới nay, khu vực lòng chảo Điện Biên không có mưa. ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của cây lúa.

Do gieo cấy quá dày, trời không mưa nhiều diện tích ruộng của cánh đồng Mường Thanh chậm phát triển
Do gieo cấy quá dày, trời không mưa nhiều diện tích ruộng của cánh đồng Mường Thanh chậm phát triển

Ông Phạm Văn Kiên, Trưởng phòng Nông  nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên cho biết: Cũng chính vì mưa tập trung nhiều vào tháng 1, thời điểm người dân gieo sạ lúa, vì lo lắng ảnh hưởng như năm trước nên người dân gieo lúa quá dày. Chính vì vậy, cây lúa kém phát triển. Việc người dân tăng cường bón lượng đạm quá nhiều để thúc đẩy cây lúa chỉ khiến cho cây tốt lá, còn về chiều cao cây thì chững lại. rễ lúa chủ yếu ăn nổi bề mặt...

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm mở cờ mà lên”. Đón nhận những cơn mưa đầu mùa đồng nghĩa với việc lúa sẽ được bổ sung thêm được lượng đạm trời. Kết hợp với lượng phân bón chưa tiêu sẽ giúp cây trở nên xanh tốt. Tuy nhiên, việc cây lúa tốt dồn lên khiến cho một số đối tượng sâu bệnh hại như sâu cuốn lá, rầy và các  bệnh đạo ôn lá, khô vằn phát triển.

Cây lúa tốt dồn sau mưa có nguy cơ bùng phát nhiều sâu, bệnh hại.
Cây lúa tốt dồn sau mưa có nguy cơ bùng phát nhiều sâu, bệnh hại.

Việc tổng nhiệt độ tăng 0,5 đến 1,50c so với cùng kỳ năm ngoái dẫn đến rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa. Cùng với việc người dân gieo lúa không đúng thời vụ sẽ có thể thời điểm lúa đứng cái sẽ trùng với thời gian thường xuyên xảy ra gió lốc, mưa đá( khoảng 25/3 đến 10/4).

Qua đó khuyến cáo người dân ngừng bón đạm, tăng cường bổ sung Kali, đảm bảo từ 10 – 12kg/nghìn m2. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra sâu, bệnh hại trên ruộng. sử dụng thuốc bảo vệ thông qua chuyên môn của trạm bảo vệ thực vật.

Hà Thuận

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cánh đồng Mường Thanh: Đón cơn mưa "vàng" cho vựa lúa Đông – Xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO