Cần Thơ: Tuyên truyền chính sách pháp luật cho 250 người có uy tín trong đồng bào DTTS

Lê Hùng | 25/03/2021, 16:06

(TN&MT) - Trong 3 ngày (từ ngày 24 đến 26/3/2021), Ban Dân tộc TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho 250 đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các quận, huyện trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Quang cảnh Hội nghị

Theo Ban Dân tộc TP. Cần Thơ, tại Hội nghị, các đại biểu sẽ được nghe Ban tổ chức thông báo kết quả Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ II năm 2020; công tác dân tộc trên địa bàn TP. Cần Thơ năm 2020; tình hình dân tộc ở khu vực Tây Nam bộ; tình hình biển đảo Việt Nam; tình hình an ninh trật tự và công tác đấu tranh phòng chống các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Cùng với đó, Ban tổ chức cũng sẽ phổ biến cho các đại biểu các quy định về Luật An ninh mạng, quy định bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp, các chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, tại Hội nghị này, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ còn giới thiệu và cung cấp cuốn cẩm nang thông tin chính sách, pháp luật về công tác dân tộc cho các đại biểu.

Là một trong những đại biểu tham dự Hội nghị, bà Liêu Thị Thanh Tuyền, người có uy tín của huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ cho biết: “Đây là lần thứ 4 tôi được tham gia Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật do Ban Dân tộc TP. Cần Thơ tổ chức. Sau Hội nghị, tất cả những chính sách, pháp luật mới ban hành, tôi đều truyền đạt lại cho bà con DTTS trên địa bàn huyện”.

Theo Ban Dân tộc TP. Cần Thơ, thông qua Hội nghị, các địa biểu là người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố sẽ được bổ sung thêm nhiều kiến thức về các quy định của pháp luật hiện hành, chính sách dân tộc, từ đó giúp những người có uy tín thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong thời gian tới.

Bài liên quan
  • TP. Cần Thơ: Các tổ chức tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình phối hợp liên tịch giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ, Sở TN&MT TP. Cần Thơ và các tổ chức tôn giáo, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức tôn giáo đã và đang có nhiều đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn TP. Cần Thơ. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo vệ môi trường trong quan niệm Phật giáo
(TN&MT) - Trong thông điệp về bảo vệ môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, Đức Phật đã dạy các đệ tử ý thức bảo vệ, giá trị của thiên nhiên, nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường đồng nghĩa với việc hủy hoại nơi tu tập, thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
  • Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
  • Đa dạng hình thức truyền thông về TN&MT vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi vùng cao Tây Bắc, với trên 83% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, Sơn La luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, phổ biến chính sách mới về tài nguyên, môi trường, hướng tới thay đổi hành vi, ứng xử của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Triển khai Chương trình dân tộc thiểu số và miền núi phải có trọng tâm, trọng điểm
    Ủy ban Dân tộc chủ động rà soát, theo dõi, giám sát, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình dân tộc thiểu số và miền núi bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành dứt điểm các dự án và các mục tiêu đề ra; tránh đầu tư dàn trải, manh mún, không hiệu quả.
  • Cùng đồng bào đứng vững trước thiên tai
    Cuộc sống của người dân Cần Thơ nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Cần Thơ nói riêng ngày càng bền vững, an toàn trước thiên tai. Họ đã ứng phó ra sao, học cách sống chung với thiên tai thế nào, câu trả lời không phải ngày một ngày hai, mà là tổng kết một giai đoạn chính quyền, cơ quan chức năng và người dân, trong đó có đồng bào DTTS, đồng hành vượt khó, đứng vững trước thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO