Cần Thơ: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền trong đồng bào DTTS

Lê Hùng | 31/03/2021, 14:10

(TN&MT) - Thành ủy TP. Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn TP. Cần Thơ. 

TP. Cần Thơ sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

Theo Thành ủy TP. Cần Thơ, trong thời gian qua, các cấp, các ngành trong toàn hệ thống chính trị của Thành phố đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc; đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào DTTS được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định; nhận thức của cả hệ thống chính trị đối với công tác tuyên truyền trong đồng bào DTTS ngày càng nâng cao.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành TP. Cần Thơ cũng đã quan tâm, đổi mới phương thức tuyên truyền trong đồng bào DTTS; chất lượng và hiệu quả tuyên truyền từng bước được nâng lên; số lượng, cơ cấu đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Qua đó, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với Nhân dân, trong đó có đồng bào DTTS.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác tuyên truyền trong đồng bào DTTS trên địa bàn TP. Cần Thơ trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập; nội dung và phương thức tuyên truyền trong đồng bào DTTS tuy được quan tâm đổi mới nhưng còn chậm so với yêu cầu thực tiễn; hoạt động tuyên truyền chưa được duy trì thường xuyên liên tục.

Trong thời gian tới, nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền trong đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố, Thành ủy TP. Cần Thơ yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cùng với đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn TP. Cần Thơ quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương liên quan đến dân tộc; chú trọng đổi mới nội dung và phương thức truyên truyền hiệu quả, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tiễn và từng đối tượng cụ thể; tuyên truyền đấu tranh chống các quan điểm sai trái, phản bác thông tin xấu độc, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Ngoài ra, Thành ủy TP. Cần Thơ cũng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm đối với công tác tuyên truyền trong đồng bào DTTS; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến, tâm tư nguyện vọng của đồng bào DTTS đối với những vấn đề phát sinh, liên quan trực triếp đến đời sống để kịp thời giải quyết hoặc phối hợp tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết đúng theo quy định.

Thành ủy TP. Cần Thơ còn yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND TP. Cần Thơ lãnh đạo thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đồng bào DTTS; quan tâm xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở những địa phương, khu vực có đông đồng bào DTTS sinh sống, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, trong đó có đồng bào DTTS; đồng thời, ưu tiên, cân đối, phân bổ kinh phí phục vụ các hoạt động tuyên truyền, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào DTTS…. trên địa bàn thành phố.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào
    (TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Đặc sắc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer
    (TN&MT) - Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer - là Tết tràn đầy hy vọng, niềm vui và niềm tin, là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc...hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu.
  • Nghệ An: Hàng nghìn phật tử tham dự Đại lễ Phật đản tại chùa Viên Quang
    Ngày 21/5/2023, chùa Viên Quang, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã long trọng tổ chức đại lễ Phật đản phật lịch 2567 với sự tham gia của Chư Tôn Đức, các vị đại biểu và hơn 4.000 quý Phật tử và nhân dân.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Phài Lừa – Lễ hội độc đáo vùng sông nước Hồng Phong
    Tại huyện Bình Gia (Lạng Sơn), có một lễ hội cứ 3 năm mới tổ chức một lần, vào năm nhuận và đúng ngày 4/4 âm lịch. Đó chính là Phài Lừa - Lễ hội truyền thống của người dân xã Hồng Phong và các xã lân cận nơi con sông Bắc Giang chảy qua.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO