Cần Thơ: Phát huy giá trị tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống xã hội

Lê Hùng | 23/03/2023, 14:17

(TN&MT)- Các tôn giáo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã và đang phát huy các giá trị tín ngưỡng tôn giáo để tạo sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng vào sự phát triển TP. Cần Thơ ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

1-ton-giao.jpg
Thông qua các buổi sinh hoạt tôn giáo đang góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần trong nhân dân TP. Cần Thơ.

TP. Cần Thơ được xem là trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Theo số liệu thống kê năm 2022 của Ban Tôn giáo Cần Thơ, hiện TP. Cần Thơ có 13 tôn giáo với 27 tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, có 287 cơ sở thờ tự, 76 trụ sở hành chính đạo, 79 địa điểm hợp pháp của các tôn giáo, 30 cơ sở tôn giáo hợp pháp khác, 25 cơ sở thờ tự và địa điểm sinh hoạt tôn giáo chưa hợp pháp, có 526 chức sắc, 1.921 chức việc, 509.937 tín đồ các tôn giáo, chiếm tỷ lệ 40% dân số của thành phố.

Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo như Đại Chủng viện Thánh Quý; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; trường Sơ cấp, Trung cấp, cao đẳng Phật học. Các hiện tượng tôn giáo mới cũng thường chọn Cần Thơ để khởi đầu cho các hoạt động để từng bước lan toả đến các khu vực lân cận.

 Sống “tốt đời đẹp đạo”

Chính quyền, mặt trận và các đoàn thể TP. Cần Thơ luôn xác định đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, để các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đúng theo quy định của phát luật, trong thời gian qua Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ đã phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo đến đồng bào dân tộc các tôn giáo; đồng thời quan tâm, tạo điều kiện để các tôn giáo tổ chức lễ, hội, sinh hoạt tôn giáo, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các tôn giáo trong đời sống xã hội.

Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, thời gian qua, các tôn giáo ở TP. Cần Thơ đã động viên, hướng dẫn tín đồ luôn gắn bó và đồng hành cùng dân tộc; hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước cũng như các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Ngày vì người nghèo”;…đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tích cực tham gia xây dựng các công trình cầu, đường, trường, trạm và nhiều công trình phục vụ dân sinh khác góp phần chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân thành phố.

Cùng với đó, hàng năm các tổ chức tôn giáo và đồng bào các tôn giáo trên địa bàn TP. Cần Thơ còn tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng xóm làng bình yên, gia đình mẫu mực; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, qua đó làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần trong nhân dân, bồi đắp lòng nhân ái; đồng thời xây dựng tình làng, nghĩa xóm, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư.

Các tổ chức, cá nhân tôn giáo trên địa bàn thành phố hoạt động tôn giáo thuần túy, đúng theo các quy định của Nhà nước và đúng theo đường hướng hành đạo của từng tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, vì cộng đồng, thực hiện nhiều hoạt động thiết thực thể hiện rõ phương châm “lợi đạo - ích đời” góp phần vào quá trình phát triển chung của thành phố. Chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo luôn chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, đồng hành cùng dân tộc; tích cực tham gia, đóng góp xây dựng chính quyền, đoàn thể (Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 có 29 chức sắc, chức việc trúng cử. Trong đó, Đại biểu HĐND thành phố 03; HĐND cấp quận, huyện 07; cấp xã, phường, thị trấn 19).

Thượng tọa, TS Lý Hùng, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP. Cần Thơ cho biết: Trong thời gian qua, GHPGVN TP. Cần Thơ đã có những đóng góp thiết thực trong công tác tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết cho đồng bào dân tộc trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; phát huy và giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, bảo tồn văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán, nghi lễ của đồng bào dân tộc; vận động các vị Trụ trì, Achar, Ban Quản trị, người có uy tín, đồng bào dân tộc tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”;…qua đó góp phần xây dựng TP. Cần Thơ ngày càng văn minh, hiện đại.

2-ton-giao.jpg
Các tôn giáo trên địa bàn TP. Cần Thơ đang tích cực tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.

Tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của thành phố

Quá trình đồng hành và phát triển, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ luôn được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và các sở, ban ngành, thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, luôn đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong công tác tham mưu, đề xuất, thanh, kiểm tra quá trình thực hiện và giải quyết các nhu cầu tôn giáo, hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động và phát triển.

Ban Chỉ đạo Công tác tôn giáo dân tộc, UBND TP. Cần Thơ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, qui chế phân cấp, phân quyền, phối hợp trong công tác vận động, đặc biệt là đối thoại giữa chính quyền với tôn giáo, hướng tới mục đích: đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước tạo sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau, cảm thông, chia sẻ, dần xóa đi những mặc cảm, định kiến, những mâu thuẫn, bất đồng do lịch sử để lại cũng như phát sinh mới.

Thông qua đối thoại với những chức sắc, chức việc chủ chốt của tôn giáo cũng tranh thủ động viên, khuyến khích phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp, nguồn lực tôn giáo, đồng thời từng bước xây dựng tinh thần thượng tôn luật pháp, mọi người cùng sống và làm việc theo pháp luật, tạo xu hướng hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ luật pháp dần trở thành xu hướng chủ đạo ở Cần Thơ.

Đối thoại với tôn giáo ở Cần Thơ những năm qua được tổ chức khá đồng bộ và luôn có sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo thành phố. Hoạt động đối thoại được thông qua nhiều hình thức: Trong những buổi thăm hỏi nhân lễ trọng của tôn giáo, hiếu hỉ của gia đình chức sắc, chức việc; họp mặt các chức sắc tiêu biểu của các tôn giáo hàng năm; Qua thời gian tổ chức hội nghị liên quan tín ngưỡng, tôn giáo tôn giáo; Trong quá trình làm trung gian hoà giải bất đồng giữa các tôn giáo; Ban tôn giáo chủ công trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi, đối thoại với giáo hội từng tôn giáo, đặc biệt là gặp gỡ định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm với Giáo hội PGHH – chiếm 50% tín đồ tôn giáo ở Cần Thơ, Công giáo - có nhiều vụ việc phát sinh; thông qua giao ban do Ban Tôn giáo chủ trì cùng các sở ban ngành để kịp thời tham mưu chỉ đạo hoạt động đối thoại có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ,...

Mỗi năm Ban Tôn giáo Cần Thơ mở từ 3 đến 5 hội nghị phổ biến chính sách pháp luật cho trên 500 chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, hiểu rõ âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá đất nước ta. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tôn giáo về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước để trên cơ sở đó mỗi cá nhân tự giác tham gia các phong trào yêu nước, lên án các hành vi sai trái của các đối tượng cực đoan. Giải quyết các nhu cầu về giao đất cho các tôn giáo, xây dựng nâng cấp cơ sở thờ tự, tổ chức các cuộc lễ đạo, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, đều được giải quyết nhanh, kịp thời, tạo được lòng tin tưởng, phấn khởi của chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo.

Thông qua đối thoại với tôn giáo ở Cần Thơ đã có kết quả khá tích cực. Mặc dù là địa bàn có tỉ lệ tín đồ tôn giáo trên 40%, có nhiều vụ việc phức tạp, nhưng các vụ tồn đọng đều được tập trung giải quyết dứt điểm, các vụ phát sinh đều được phát hiện và xử lý kịp thời qua đối thoại.

Tích cực tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH

Thực hiện chương trình phối hợp giữa Ủy ban MTTQ, Sở TN&MT với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP. Cần Thơ về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, trong những năm qua, các tôn giáo trên địa bàn thành phố đã tích cực triển khai những hoạt động thu gom, phân loại, xử lý rác thải; sử dụng nước tiết kiệm; chuyển đổi cây trồng vật nuôi để thích ứng với hạn hán, góp phần xây dựng TP. Cần Thơ ngày càng xanh, sạch, đẹp, bền vững.

Trong thời gian qua, GHPGVN TP. Cần Thơ luôn quan tâm triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đến các cơ sở thờ tự, đồng bào dân tộc. Hàng năm, GHPGVN TP. Cần Thơ đều đưa nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình hoạt động tôn giáo; các tăng ni, phật tử tham gia vào những chương trình thu gom rác thải dọc các tuyến đường; thực hiện các mô hình “cơ sở thờ tự tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu”.

Bên cạnh đó, GHPGVN TP. Cần Thơ còn tổ chức nhiều buổi lễ trồng cây, phóng sinh thả cá trở về môi trường sinh thái tự nhiên, qua đó góp phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của Phật giáo trong công tác bảo vệ môi trường sống; đồng thời thể hiện tinh thần từ bi hỷ xả của nhà Phật.

Cùng với đó, trong những buổi sinh hoạt, hội họp, thuyết giảng của tự viện cũng đã lồng ghép việc tuyên truyền vận động tăng ni, phật tử có ý thức bảo vệ môi trường bằng các hành động thiết thực và cụ thể như thu gom và xử lý rác, phân loại rác thải trong sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cảnh quan môi trường nơi tự viện hoặc nhà ở để tạo nên môi trường sống xanh, sạch đẹp. Không chỉ thế, tại các tự viện đều có nêm yết bảng đăng ký thực hiện công trình, phần việc bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn tăng ni, phật tử và du khách thập phương thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh.

Theo Thượng tọa, TS Lý Hùng, Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ, Phật giáo luôn đồng hành cùng sự triển của dân tộc, là thành viên trong ngôi nhà đại đoàn kết toàn dân tộc, trong thời gian tới Phật giáo TP. Cần Thơ tiếp tục hưởng ứng đồng thời vận động tăng ni, phật tử tham gia cùng Chính quyền, Mặt trận, Ban, ngành các cấp để cùng chung tay xây dựng một môi trường sống ngày càng tươi đẹp, góp phần đưa đất nước ngày một phồn vinh theo như tinh thần “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội.

Bài liên quan
  • TP. Cần Thơ: Các tổ chức tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình phối hợp liên tịch giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ, Sở TN&MT TP. Cần Thơ và các tổ chức tôn giáo, Ủy ban MTTQ các cấp và các tổ chức tôn giáo đã và đang có nhiều đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn TP. Cần Thơ. 

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng tôn giáo
    (TN&MT) - Ngày 10/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
  • Chuyện thầy Mo được phong tặng Nghệ nhân ưu tú
    Ông Lò Đình Ước, 77 tuổi, dân tộc Thái (là đời thứ 9 của nhà Mo) thuộc làng Roộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là người đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức làm Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy (hát múa ăn mừng dưới cây Bông) để mời Mường Trời, thần linh về dự và giúp dân làng có cuộc sống bình an. Năm 2019 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc.
  • Càng tiến bộ, chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên
    (TN&MT) - “Càng tiến bộ, chúng ta càng phải biết gần gũi với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên. Hơn nữa, là đệ tử Phật - những người có lòng thương yêu muôn loài, lòng thương yêu sự sống đơn giản, lòng biết ơn sâu sắc - chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên hơn”.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung sức xây dựng nông thôn mới
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào "xây dựng nông thôn mới", góp sức cùng huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.
  • TP.HCM: Nhân rộng mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường
    TP.HCM phấn đấu đến hết năm 2026, 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trực thuộc được tiếp cận thông tin và tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH…
  • Thừa Thiên – Huế: Phát huy giá trị tôn giáo trong đời sống
    Thời gian qua, tín ngưỡng tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã được các ban ngành và cộng đồng rất quan tâm, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, qua đó đời sống người dân ngày càng phát triển, sống tốt đời đẹp đạo. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lập (ảnh), Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn nêu cao trách nhiệm BVMT
    Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, chung tay cùng chính quyền các cấp tham gia BVMT, ứng phó BĐKH. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình tốt, cách làm hay được nhân rộng, duy trì hiệu quả.
  • Thái Nguyên: Các cơ sở tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả. Đến nay, các cơ sở tôn giáo đã xây dựng được 24 mô hình “Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
  • Các tôn giáo luôn đoàn kết, đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Hậu Giang
    (TN&MT) - Tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Hậu Giang ngày càng văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang.
  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo tại Lạng Sơn
    (TN&MT) - Nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2023, vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có chuyến thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
  • Quảng Nam: Tiếp tục lan toả mô hình tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Để phát huy vai trò, nguồn lực của các tôn giáo trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thời gian tới, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam và các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động tăng, ni, Phật tử, giáo dân tích cực tham gia và nhân rộng các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả.
  • Môi trường xanh ở Giáo xứ Thanh Thủy
    Về Giáo xứ Thanh Thủy ở phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày này cảm nhận của chúng tôi là cả một màu xanh, những bức tranh sơn thủy hữu tình với những loại hoa, cây cỏ thơm ngát. Đây là một trong những Giáo xứ đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả Chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO