Cần Thơ: Họp mặt, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer 2021

Lê Hùng | 08/04/2021, 18:48

(TN&MT) - Ngày 8/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ VN TP. Cần Thơ đã tổ chức buổi họp mặt các vị trụ trì, nhân sĩ, trí thức và Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, người có uy tín trên địa bàn thành phố để chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2021.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu tại buổi họp mặt

Tham dự họp mặt có đại diện lãnh đạo Vụ địa phương III, HĐND TP. Cần Thơ, UBND TP. Cần Thơ, Ủy ban MTTQ cùng các Sở, ban ngành và hơn 100 đại biểu là Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các vị trụ trì, nhân sĩ, trí thức, người có uy tín tại TP. Cần Thơ.

Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ biểu dương những đóng góp quý báu của các vị chức sắc tôn giáo trên địa bàn thành phố; đồng thời, mong muốn các vị trụ trì, nhân sĩ, trí thức và Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer ra sức động viên sư sãi và đồng bào phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, đoàn kết thi đua lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày càng đổi mới giàu đẹp.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, năm 2020, TP. Cần Thơ có nhiều sự kiện chính trị quan trọng và cũng là năm có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của nhân dân, TP. Cần Thơ cũng đã vượt qua khó khăn, hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra; các chính sách dân tộc được thực hiện đầy đủ, hiệu quả.

Quang cảnh buổi họp mặt Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer 2021

Theo ngành chức năng của TP. Cần Thơ, trong năm 2020, Thành phố đã ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện nhiều chương trình, đề án lớn, như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các chính sách an sinh xã hội…

Qua đó, TP. Cần Thơ đã bố trí cho 155 hộ dân tộc vào 3 khu dân cư dành cho đồng bào dân tộc thiểu số tại quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh; xây nhà cho 47 hộ dân dân tộc để an cư lạc nghiệp; hỗ trợ phương thức sản xuất cho 52 hộ dân tộc để ổn định đời sống vươn lên thoát nghèo, tính đến đầu tháng 4/2021 trên địa bàn thành phố chỉ còn 72 hộ dân tộc thuộc hộ nghèo. 

Theo Ban Dân tộc TP. Cần Thơ, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2021, ngoài hoạt động tổ chức buổi họp mặt Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các vị trụ trì, nhân sĩ, trí thức, người có uy tín; các cơ quan, đơn vị của Thành phố còn tổ chức tặng quà cho các chùa, hộ chính sách, hộ nghèo, cán bộ hưu trí là người dân tộc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • [Infographic] - Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
    Luật Tôn giáo, tín ngưỡng quy định 5 hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La
    (TN&MT) - Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La được tổ chức trở lại với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút hàng trăm diễn viên, vận động viên đến từ 12 xã, phường và đông đảo nhân dân, du khách tham quan, cổ vũ.
  • Sách Trắng về tôn giáo: Bức tranh rõ nét về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
    Được ví là cuốn cẩm nang cho những người làm công tác tôn giáo, Sách Trắng về tôn giáo cung cấp những kiến thức căn bản và cần thiết như chính tên gọi của sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam”.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Sức sống dòng sông Mẹ
    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO