Thứ Bảy, 24/5/2025 2:56 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Cần nâng cao vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong BĐKH

Thứ Tư 11/11/2015 , 00:00 (GMT+7)

(TN&MT) - Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Đối thoại COP 21 về biến đổi khí hậu: Vai trò và sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hội thảo nhằm góp phần cung cấp thông tin về Đàm phán khí hậu tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 21 và nhằm nâng cao vai trò và sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực liên quan; khuyến nghị các bên tham gia đàm phán tại COP 21 về việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng và sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số vào các quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu; đề xuất nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia và trình bày ý kiến tại các diễn đàn của COP 21.

Theo thống kê, Việt Nam có gần 14 triệu người đồng bào dân tộc sống trải rộng trên diện tích 17 triệu ha, chiếm hơn 50% lãnh thổ Việt Nam, tập trung ở các vùng núi, trung du, vùng ven biển, cửa sông, rừng đầu nguồn và các lưu vực sông, rừng ven biển, vùng sâu, vùng xa,...

 

Hằng ngày, cộng đồng dân tộc thiểu số đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu như: Sạt lở đất, nhà cửa, ruộng vườn bị nước cuốn trôi, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, mất mùa, hạn hán, sâu hại, bệnh dịch, bệnh tật, người chết và mất tích do thiên tai.

Mặc dù đựợc sự quan tâm, hỗ trợ hỗ trợ của Nhà nước cũng như các tổ chức nhằm khắc phục khó khăn, giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra và dần thích ứng với biến đổi khí hậu song kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Trước thực trạng đó, đồng bào các dân tộc đã chủ động trong thích ứng và ứng phó với BĐKH như: Bảo vệ và phát triển rừng, sáng kiến mới PFES, REDD+, ứng phó với biến đổi khí hậu. Để giúp đồng bào thực hiện tốt công tác ứng phó và giảm thiểu BĐKH các đại biểu đại diện cho cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam đã đưa ra 03 thông điệp nhằm gửi tới Hội nghị COP 21 của UN FCCC tại Pari vào cuối năm 2015.

Thứ nhất, cộng đồng dân tộc thiểu số cần được hoàn trả cho những nỗ lực của chính mình trong việc làm giảm  thiểu phát thải và tích luỹ khí nhà kính bằng hàng loạt các công việc thường ngày như bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng, trồng các cây bản địa dài ngày, chuyển đổi phương thức canh tác như không phát đốt rừng, thứ hai, cần nâng cao năng lực cho cộng đồng các dân tộc thiểu số để có khả năng tự chống đỡ với thiên tai, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu để sống và sản xuất bền vững, thứ ba, cộng đồng dân tộc thiểu số cần được hỗ trợ để có khả năng sử dụng các kỹ thuật và công nghệ bản địa truyền thống đồng thời cần được tiếp cận các công nghệ và kỹ thuật mới từ cộng đồng quốc tế để phát triển sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

PV

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Học về tái chế qua nghệ thuật mosaic

Trường THCS Ngoại ngữ đã phối hợp cùng Viện Goethe tổ chức một buổi hoạt động giáo dục bổ ích dành cho học sinh khối 7 với chủ đề 'Rác thải và Tái chế'.

TP.HCM: Từ 1/6, hộ gia đình sẽ trả cùng mức giá thu gom, vận chuyển rác

Từ 1/6, hộ gia đình sẽ trả cùng 1 mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác theo khu vực mà không cần phải xác định khối lượng rác.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Đà Nẵng: Chờ phương án mới, bãi rác xây dựng Hòa Xuân tạm ‘đóng cửa’

Trong lúc chờ thành phố Đà Nẵng thống nhất phương án xử lý, vận hành thì bãi tập kết rác xây dựng tại khu vực Sân vận động Hòa Xuân tạm dừng tiếp nhận rác.