Cần lấy lại nguyên tắc đúng trong huy động các nguồn điện

PV | 23/10/2021, 16:06

(TN&MT) - Thời gian qua, việc huy động điện từ nguồn năng lượng tái tạo đã được triển khai rộng khắp trên cả nước. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy tốc độ chuyển dịch năng lượng của Việt Nam đang biến chuyển theo xu thế chung. Thế nhưng, bài toán cân đối huy động các nguồn điện, phù hợp với thực tiễn và Chiến lược năng lượng quốc gia lại đang cho thấy dấu hiệu mất cân đối, không chỉ tác động đến toàn bộ kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.

Bấp bênh giá thành mua điện

Trong các tập đoàn kinh tế, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là tập đoàn có vai trò và vị trí khá đặc biệt. Theo đó, sứ mạng của EVN không phải là tìm kiếm lợi nhuận mà là thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, để đưa ra giá bán điện, EVN bắt buộc phải cân đối toàn bộ các nguồn mua điện trên cả nước, sau đó lấy giá điện trung bình cộng với phí truyền tải điện, chi phí lương thưởng cho cán bộ công nhân viên vận hành hệ thống điện quốc gia… rồi đưa ra giá bán điện cho người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Chính vì vậy, những chính sách, chiến lược phát triển của EVN, cho đến việc tăng, giảm, miễn phí điện đều phải tiến hành cân đối rất nhiều mặt, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, ngay trong thời điểm 2020 - 2021, khi Việt Nam đang phải nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID, những bất cập về huy động năng lượng cho phát điện đang xảy ra, không theo “kịch bản” đúng.

Việt Nam đang định hướng giảm dần nhiệt điện than nhằm bảo vệ môi trường sống

Tình hình giảm huy động khí cho phát điện đang diễn ra với quy mô/tần suất ngày càng cao, trong khi đó việc tỷ lệ huy động các nhà máy nhiệt điện than vẫn ở mức cao và việc cấp phép ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu hạ tầng đồng bộ cho các dự án năng lượng tái tạo. Rất nhiều dự án chạy theo xu thế này được đưa vào vận hành, nhưng xét trên khía cạnh kinh tế khi so sánh giá điện từ khí và từ các nguồn năng lượng khác, không rõ nét việc giảm chi phí và tăng hiệu quả trong công nghiệp điện.

Bên cạnh những thành tựu như sử dụng năng lượng sạch, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, việc ngành điện huy động tối đa nguồn năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, cũng bộc lộ một số điểm hạn chế như chất lượng nguồn điện chưa cao, thiếu ổn định, chỉ huy động được vào ban ngày, chưa có hệ thống tích trữ điện, phụ thuộc lớn vào thời tiết và địa hình. Đặc biệt, việc huy động điện với giá cao đưa đến nguy cơ phá vỡ hoàn toàn hệ thống giá thành điện.

Thông tin từ EVN cho thấy, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, đạt 173,22 tỷ kWh, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thủy điện đạt 46,5 tỷ kWh chiếm 26,8%, nhiệt điện than đạt 85,23 tỷ kWh chiếm 49,2%, nhiệt điện khí đạt 19,79 tỷ kWh chiếm 11,4%, năng lượng tái tạo đạt 20,31 tỷ kWh chiếm 11,7% (riêng điện mặt trời là 19,07 tỷ kWh) và phần còn lại là điện nhập khẩu.

Ngoài thủy điện có giá điện thấp nhất thì nhiệt điện khí được đánh giá ở mức có giá cao hơn nhiệt điện than và thấp hơn năng lượng tái tạo. Cụ thể, giá điện bình quân của cụm các nhà máy điện Nhơn Trạch là 1.441 đ/kwh, các nhà máy điện Cà Mau là 1.319 đ/kwh, các nhà máy điện Phú Mỹ là 1.175 đ/kwh.

Trong khi đó các nhà máy điện mặt trời, điện gió theo chính sách ưu tiên năng lượng tái tạo được liên tục huy động tối đa với giá bán điện trong 20 năm cao hơn rất nhiều so với giá nhiệt điện khí. Cụ thể, hệ thống điện đang huy động 4.460 MW điện mặt trời vận hành trước 30/6/2019 có giá bán là 2.086 đồng/kwh (9,35 cent/kwh), 7.910 MW điện mặt trời mái nhà từ 1/7/2019 có giá bán 1.943 đồng/kwh (8,38 cent/kwh), 12.040 MW điện mặt trời mặt đất có giá bán 1.644 đồng/kwh (7,09 cent/kwh). Ngoài ra cùng với dự kiến 5.667 MW dự kiến vận hành thương mại trước ngày 01/11/2021 và 582 MW điện gió đang vận hành thương mại. Tổng công suất điện gió đến cuối năm 2021 sẽ đạt 6.250 MW và được bán với giá điện gió đất liền là 1.928 đồng/kwh (8,5 cent/kwh).

Thủy điện chỉ phát huy hiệu quả trong mùa mưa

Có thể thấy rằng tất cả các dạng năng lượng tái tạo hiện nay đều có giá cao hơn gần gấp đôi so với giá nhiệt điện khí. Trong khi đó, giá điện thương phẩm bình quân (Chính phủ quy định) không thay đổi từ ngày 20/03/2019 là 1.864 đồng/kwh. Thực trạng nêu trên đã đẩy giá mua điện vào tình thế “bấp bênh” khi có thể vượt giá bán bất cứ lúc nào, hoặc Chính phủ lại phải xem xét “tăng giá điện” một cách bất khả kháng để đảm bảo lợi ích cho các bên.

Nguy cơ mất an ninh năng lượng

Hơn 2 năm trước đây, khi các dự án nguồn điện mặt trời liên tục hoàn thành nhưng chưa kịp đấu nối vào hệ thống điện, đã có rất nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức với mục đích nhanh chóng đưa các nguồn điện này vào sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực, đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp ngành năng lượng quốc gia… Nhưng có một điều chưa ai nhắc đến rằng, nếu huy động toàn bộ nguồn điện mặt trời sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các nguồn điện khác sẽ ra sao? Trong bài viết này, tạm thời không bàn đến các nhà máy điện than vì nguyên nhân môi trường nhưng nguồn điện khí – một trong những nguồn năng lượng sạch, được đầu tư quy mô theo đúng Chiến lược phát triển năng lượng, tham gia bảo vệ môi trường, đang gặp phải “bất công” trong vấn đề huy động thì không thể không nói đến.

Trước tiên, việc giảm huy động khí cho phát điện sẽ kéo theo việc giảm khai thác khí ở các mỏ dầu khí ngoài khơi. Điều này sẽ gây thiệt hại do giảm nguồn thu của nhà nước trong hoạt động khai thác dầu khí thượng nguồn bao gồm thuế tài nguyên, phần chia lãi nước chủ nhà, phần chia lãi nhà thầu trong nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế xuất khẩu sản phẩm dầu khí, thuế giá trị gia tăng. Nguồn thu của nhà nước cũng sẽ bị sụt giảm tương ứng đối với hoạt động vận chuyển khí từ ngoài biển về bờ.

Ngoài ra, để có thể đạt được các thỏa thuận mua khí với phía chủ mỏ và các nhà đầu tư khai thác nguồn khí, Việt Nam phải chấp nhận nghĩa vụ bao tiêu trong các hợp đồng mua khí từ thượng nguồn và hạ nguồn nhằm có được các cam kết cấp khí ổn định cho vận hành các nhà máy điện. Trong tình hình huy động điện khí thấp, các nhà máy điện không thể thực hiện nghĩa vụ bao tiêu khí đối với chủ các mỏ khí, phát sinh nghĩa vụ khí trả trước của bên mua khí với các chủ mỏ khí với số tiền không nhỏ.

Ngân sách đóng góp từ nguồn nhiệt điện khí cũng giảm sâu cùng với đà giảm huy động khí cho phát điện. Thống kê cho biết, khí khô làm nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào sản xuất khoảng 46% (năm 2010), 29% (năm 2015), 15% (năm 2020) và khoảng 11% trong 8 tháng đầu năm 2021 sản lượng điện quốc gia. Với đà giảm sâu này, dự kiến, tổng mức đóng góp ngân sách nhà nước năm 2021 của mảng khí điện sẽ giảm đến 639 tỷ đồng và năm 2022 sẽ là 1.566 tỷ đồng so với năm 2020.

Sử dụng nguồn tài nguyên khí cho phát điện nhằm cung cấp nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường

Hơn thế nữa, với tình hình giảm huy động khí cho phát điện sẽ tác động tiêu cực, không khuyến khích được việc đầu tư đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí trong nước nói chung và các đặc biệt tại vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm nói riêng trong tổng thể công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc nói chung. Việc không tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của quốc gia, cũng như không thu hút đầu tư phát triển các dự án nhập khẩu LNG để đảm bảo nguồn năng lượng sơ cấp lâu dài cho hệ thống điện quốc gia có thể dẫn đến nguy cơ mất an ninh năng lượng.

Việc cắt giảm huy động năng lượng khí cũng chưa phù hợp với Nghị Quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó đã đưa ra nhiệm vụ phát triển công nghiệp khí “Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ LNG” đồng thời “Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống”.

Mặt khác, theo tính toán của các chuyên gia, việc giảm huy động khí cho phát điện trong một năm qua sẽ làm chậm trễ quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG và khi kinh tế hồi phục, nhu cầu năng lượng gia tăng sẽ tất yếu dẫn đến thiếu hụt nguồn cung năng lượng. Chưa kể đến khả năng nhập khẩu LNG sẽ bị hạn chế do việc phát triển cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG sẽ buộc phải đình trệ, trong khi quá trình này cần tầm nhìn dài hạn, đòi hỏi thời gian đầu tư ít nhất từ 4 đến 5 năm.

Ở đây, cần phải nói thêm rằng, các dự án nhập khẩu LNG đảm bảo khả thi cần phải có sản lượng khí huy động liên tục và ổn định trong thời gian dài (20 - 30 năm). Theo đó, khi phát triển dự án phải hoạch định đầy đủ các biến động về nguồn cung cấp nhiên liệu và giá nhiên liệu. Khác với các loại hàng hóa khác, LNG là một hàng hóa đặc thù và giá LNG luôn biến động, vì thế hợp đồng mua LNG có những đặc thù riêng và nguồn LNG cấp cho dự án không dễ đảm bảo liên tục và ổn định trong suốt vòng đời dự án. Vì vậy, LNG nhập khẩu cho phát điện cần phải được huy động ổn định để có thể phát triển được các dự án nhập khẩu LNG và đưa LNG vào sử dụng một cách bền vững lâu dài, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ đầu tư chuỗi dự án khí-điện cũng như đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển đất nước.

Có thể thấy rằng, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tránh thiệt hại kinh tế lớn và nhiều chiều, cần đảm bảo công bằng trong việc huy động các nguồn điện. EVN và các Bộ ngành liên quan phải có trách nhiệm, khẩn trương vào cuộc tính toán, đưa ra phương án hợp lý đối với việc huy động các nguồn điện.

Bài liên quan
  • PV GAS vào Top 5 vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán
    (TN&MT) - Với đà bứt phá giá cổ phiếu trong thời gian gần đây, vốn hóa của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS, mã chứng khoán: GAS) đã vượt 200.000 tỷ đồng, xếp thứ 5 trong nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Vinamilk đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
    Song song với việc phát triển thị trường nội địa, Vinamilk - Công ty sữa hàng đầu Việt Nam tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài thông qua các chi nhánh nước ngoài và xuất khẩu.
  • PVFCCo xếp thứ 2 trong “Bảng xếp hạng công ty đại chúng uy tín và hiệu quả” năm 2023
    Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa được vinh danh trong “Bảng xếp hạng Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả” năm 2023 với vị trí thứ 2.
  • Lãi suất tiếp tục “hạ nhiệt”: Người dân có cơ hội vay mua nhà
    (TN&MT) - Việc ngân hàng thương mại tiếp tục “hạ nhiệt” được kỳ vọng sẽ là một trong những yếu tố tích cực đưa dòng tiền quay trở lại với thị trường bất động sản (BĐS). Đặc biệt, những người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
  • Không gian nghệ thuật xưa giữa lòng phố cổ
    (TN&MT) - Phố bích họa Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một địa điểm check in không còn xa lạ đối với người dân Thủ đô cũng như du khách.
  • Năm thứ 2 liên tiếp MerryLand Quy Nhơn trở thành địa điểm tổ chức Miss World Vietnam
    (TN&MT) - Ngày 29/5, tại Khách sạn 5 sao Pullman Saigon Centre đã diễn ra họp báo Vòng chung khảo toàn quốc và Lễ ký kết nhà tài trợ địa điểm vòng chung kết toàn quốc Miss World Vietnam 2023.
  • Không gian xanh và tiện ích thu hút khách mua chung cư nội đô
    Không gian sống gần gũi thiên nhiên, nhiều cây xanh, tiện ích và quan tâm đến yếu tố sức khỏe đang được thị trường quan tâm và ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội.
  • Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững
    Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu tự nhiên, Văn Phú - Invest đã tạo nên những công trình xanh bền vững, là di sản cho thế hệ tương lai.
  • Tuổi trẻ Petrolimex đồng loạt tổ chức "Ngày Chủ nhật xanh" lần thứ II năm 2023
    Vừa qua, các cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn Thanh niên Petrolimex đã đồng loạt tổ chức "Ngày Chủ nhật xanh" lần thứ II năm 2023. Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh, Petrolimex nói chung và tuổi trẻ Petrolimex nói riêng, luôn nhận thức và ý thức trong công tác bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
  • Tăng tổng mức đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 29/5/2023 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
  • Petrovietnam: Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng
    5 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đảm bảo cung ứng các mặt hàng chiến lược, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như dầu thô, khí, điện và xăng dầu, đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc
    (TN&MT) - Ngày 25/5 vừa qua, tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), đoàn công tác của Tập đoàn T&T Group do ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược của tập đoàn dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với DB Group (một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc).
  • PV Drilling đạt giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam
    Tại Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam lần thứ II, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) đã được vinh danh và trao giải ở hạng mục Top doanh nghiệp Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
  • PV Drilling nhận hai giải thưởng quốc tế về thành tích an toàn
    Vừa qua, Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) đã vinh dự được Hiệp hội các nhà thầu khoan quốc tế - khu vực Đông Nam Á (IADC - SEAC) trao tặng 2 giải thưởng về thành tích an toàn hoạt động trong năm 2022.
  • Công khai thông tin thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
    Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đơn vị này tiếp tục đăng tải và  cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp trên trang thông tin điện tử của Tập đoàn nhằm đảm bảo công khai, minh bạch vấn đề này để các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo biết và thực hiện.
  • Vinamilk có các trang trại và nhà máy sữa đầu tiên tại Việt Nam đạt trung hoà carbon
    (TN&MT) - Ngày 26/5, tại Nghệ An, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động “Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050” (Vinamilk hướng đến Net Zero 2050). Đặc biệt tại sự kiện, Vinamilk cũng đã được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong hành trình tiên phong của Vinamilk về phát triển bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO