Cần gỡ vướng để thúc đẩy nhập khẩu LNG

H. Thương | 06/09/2022, 17:27

Trong bối cảnh nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trong nước còn hạn chế, việc nhập khẩu LNG là giải pháp quan trọng nhằm từng bước thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất năng lượng.

Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 – Dự án điện sử dụng khí LNG nhập khẩu đầu tiên tại Việt Nam dự kiến sẽ phát điện vào cuối năm 2024. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vướng mắc khiến cho dự án có khả năng không vận hành kịp tiến độ.

98d4285c5bc05973e1cb49c11dae3fe9(1).jpg
PV Power khẳng định đã sẵn sàng hết mọi nguồn lực để triển khai Dự án Nhơn Trạch 3&4

Khó khăn trong ký kết hợp đồng mua bán điện

Dự án Nhơn Trạch 3&4 là dự án trọng điểm quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII được Chính phủ giao cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư. Quy mô công suất dự án là 1.500 MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD và được triển khai trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

PV Power khẳng định đã sẵn sàng hết mọi nguồn lực để triển khai Dự án Nhơn Trạch 3&4. Tính đến tháng 8/2022, PV Power đã cơ bản thực hiện công tác san lấp mặt bằng để bàn giao cho Nhà thầu EPC. PV Power cũng đã thành lập Chi nhánh Ban Quản lý dự án Điện, huy động hầu hết các nguồn nhân lực chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm nhất của Tổng Công ty để thực hiện triển khai Dự án Nhơn Trạch 3&4.

Mặc dù vậy, dự án Nhơn Trạch 3&4 cũng đang phải đối với với nhiều vướng mắc và bất cập. Theo ông Nguyễn Duy Giang - Phó Tổng giám đốc PV Power, đây là dự án điện sử dụng khí LNG nhập khẩu đầu tiên tại Việt Nam, trong khi hiện nay, khung pháp lý cho LNG nhập khẩu chưa hoàn thiện, sự không nhất quán và rõ ràng giữa luật và các văn bản dưới luật. Bên canh đó, việc đàm phán hợp đồng mua bán điện kéo dài cùng sự bất cập trong việc chuyển bao tiêu LNG nhập khẩu sang sản lượng điện hàng năm cũng gây nhiều khó khăn.

“Việc ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) không chỉ là một trong các điều kiện tiên quyết để khởi công dự án (Thông tư 57 – Bộ Công Thương) mà còn là căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để đảm bảo hiệu quả của Dự án. Đây cũng chính là vướng mắc lớn nhất ở thời điểm hiện tại của Dự án Nhơn Trạch 3&4” - ông Nguyễn Duy Giang nhấn mạnh.

PV Power và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng đơn vị thành viên của EVN là Công ty Mua bán điện (EVN EPTC) đã bắt đầu đàm phán hợp đồng PPA từ cách đây hơn 2 năm. Đến nay, PV Power và EVN EPTC đã cơ bản thống nhất các điều khoản tại lần làm việc gần đây nhất nhưng có vấn đề xảy ra cần EVN quyết định là sản lượng điện hợp đồng Qc dài hạn.

cac-cong-trinh-du-an-khi-cua-pv-gas-luon-dam-bao-an-toan-bao-ve-moi-truong.jpg
Dự thảo sơ đồ điện VIII trình Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất điện khí LNG dự kiến sẽ chiếm từ 18-20% tổng công suất phát điện. 

PV Power đã chính thức đề xuất mức sản lượng bao tiêu hằng năm là 90% và thời gian áp dụng là 15 năm kể từ khi nhà máy vận hành thương mại, điều này phù hợp với thời gian trả nợ vay của dự án. Tuy nhiên bên mua điện cho rằng điều này chưa từng có tiền lệ phải xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Ông Nguyễn Duy Giang cho biết: Hiện tại, chúng tôi đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên còn nhiều bất cập cần có sự trợ giúp của Chính phủ, các Bộ. Thực tế thời gian vừa qua có nhiều vấn đề khi tháo gỡ đã làm chủ đầu tư lúng túng vì không rõ cấp thẩm quyền để kiến nghị. Mặc dù vậy, chủ đầu tư quyết tâm rất cao để vượt qua khó khăm nhằm đưa dự án vào sản xuất đúng tiến độ và hiệu quả với giá bán điện có sức cạnh tranh cao.

Cần vai trò dẫn dắt của Nhà nước

Trên thế giới, việc các dự án LNG được phép bao tiêu sản lượng điện đã trở thành thông lệ, phù hợp với tập tục quốc tế. Cũng theo thông lệ quốc tế, việc mua LNG là phải mua dài hạn (term) mới có nguồn cấp ổn định và giá cạnh tranh. Nếu chọn mua bán theo hình thức giao ngay theo chuyến (spot), người mua có thể linh hoạt trong xác nhận thời điểm và khối lượng nhận, nhưng không ổn định, phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới tại thời điểm nhập khẩu với biên độ biến động giá rất lớn. Nhưng để có được hợp đồng mua LNG dài hạn thì cần phải có phải hợp đồng bao tiêu điện dài hạn.

thao-go-nut-that-bao-tieu-san-luong-cho-cac-du-an-dien-lng_1.jpg

Tại Việt Nam, theo Thông tư 24/2019/TT-BCT quy định: “Đối với nhà máy điện có ràng buộc về bao tiêu nhiên liệu và có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cho phép chuyển ngang các quy định bao tiêu nhiên liệu của nhà máy điện trong hợp đồng cung cấp nhiên liệu sang hợp đồng mua bán điện”. Tuy nhiên, do đây là dự án LNG đầu tiên tại Việt Nam nên chưa có tiền lệ nào đối với hợp đồng bao tiêu về sản lượng cho loại dự án này.

Phó Tổng giám đốc PV Power cho biết, hiện nay, Chính phủ Việt Nam không bảo lãnh cho các doanh nghiệp đi vay vốn nước ngoài. Trong quá trình PV Power làm việc với các ngân hàng nước ngoài, hầu hết đều đồng ý cho vay với điều kiện cầu phải có PPA với hợp đồng bao tiêu thích hợp để đảm bảo dòng tiền trả nợ. Do đó, việc bao tiêu sản lượng điện sẽ giúp cho chủ đầu tư thu xếp được vốn vay với lãi suất cạnh tranh.

“Các đề xuất của chúng tôi liên quan đến tỷ lệ bao tiêu điện đều thuộc phạm vi Thông tư 57/2020/TT-BCT, phù hợp với thông lệ và sẽ giúp cho EVN có giá mua điện thấp hơn. Chúng tôi tin rằng các chủ đầu tư tiếp theo cũng sẽ có những kiến nghị như vậy” – ông Giang khẳng định.

PV Power đề xuất và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất tháo gỡ vấn đề hợp đồng bao tiêu sản lượng điện. Trong bối cảnh hiện nay, nếu không có bảo lãnh Chính phủ vừa không có bao tiêu điện, doanh nghiệp sản xuất điện khó có thể triển khai các dự án đúng tiến độ và hiệu quả được, đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực mới như LNG. Các dự án LNG khác tại Việt Nam như An Giang, Bạc Liêu, Quảng Ninh… đều đang chờ việc gỡ khó cho “tiền lệ” Nhơn Trạch 3&4.

Trong dự thảo sơ đồ điện VIII trình Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất điện khí LNG dự kiến sẽ chiếm từ 18-20% tổng công suất phát điện. Quan trọng hơn, những dự án điện từ LNG cũng góp phần giúp Việt Nam thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050. Tháo gỡ các vướng mắc hiện nay chính là hành động cụ thể của Chính phủ cũng như cơ quan chức năng, thể hiện vai trò “đỡ đầu”, dẫn dắt khối doanh nghiệp tham gia vào thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • PV GAS: Đồng hành với cộng đồng vì tương lai bền vững
    Trong 33 năm hình thành và phát triển, song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn, vì sự phát triển của cộng đồng xã hội. Trong hành trình bền bỉ, đồng lòng của tập thể lãnh đạo và người lao động, PV GAS đã kiến tạo những giá trị chân - thiện - mỹ được người dân và đất nước ghi nhận, góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh, thương hiệu PV GAS.
  • BSR: Triển khai kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo IFRS
    Vừa qua , Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã có buổi làm việc cùng với Công ty Deloitte (doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán tài chính) để triển khai kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo IFRS.
  • Agribank cho doanh nghiệp vay ưu đãi đầu tư dự án 5 ngành trọng điểm năm 2023
    Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, Agribank dành 10.000 tỷ đồng tài trợ các Dự án đầu tư 5 ngành trọng điểm với lãi suất ưu đãi dành cho các khoản vay trung và dài hạn, áp dụng với khoản giải ngân kể từ ngày 20/9/2023 đến hết ngày 31/12/2023 (hoặc đến khi hết quy mô chương trình).
  • Petrovietnam: Chủ động nghiên cứu công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ các-bon
    Thu hồi và lưu trữ các-bon vào các mỏ dầu khí đã hết tuổi đời khai thác là một hướng đi quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hiện nay, các mỏ dầu khí đã hết hạn khai thác có tiềm năng lớn có thể lưu giữ khí thải CO2, cũng như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Để tận dụng các mỏ dầu khí cạn kiệt cho mục tiêu lưu trữ CO2, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đã và đang chủ động nghiên cứu công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ các-bon (CCS/CCUS).
  • PVOIL khai trương thêm nhiều cửa hàng xăng dầu
    Các đơn vị thành viên Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) vừa qua đã khai trương, đưa vào hoạt động thêm nhiều cửa hàng xăng dầu (CHXD) mới tại các địa phương, đưa tổng số CHXD của PVOIL trong hệ thống tăng lên hơn 730 CHXD.
  • TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang
    (TN&MT) - Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
  • Honda Việt Nam: Trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh năm học 2023 - 2024
    Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực của chương trình “Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một” do Công ty Honda Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 đến 2020.
  • EVNNPT tăng cường hợp tác với Ngân hàng Thế giới
    Vừa qua, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã có buổi làm việc với bà Zayra Romo - Trưởng nhóm cơ sở hạ tầng Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - Ngân hàng Thế giới (WB) về khả năng hợp tác trong các lĩnh vực.
  • NCSP hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1
    Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) đã hoàn thành thắng lợi công tác bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1 và Nhà máy xử lý khí NCSP năm 2023. Đây là công tác được thực hiện định kỳ 2 năm/lần nhằm đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống đường ống khí Nam Côn Sơn.
  • Vietsovpetro: Nâng cao sức mạnh truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp
    Với mục tiêu nâng cao kiến thức nền tảng về truyền thông trong doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng văn hóa doanh nghiệp và kết nối đội ngũ truyền thông nội bộ, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức Hội thảo “Sức mạnh của Truyền thông nội bộ và Văn hóa doanh nghiệp”.
  • Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng 33 năm thành lập PV GAS
    Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/09/1990 - 20/09/2023), các đơn vị trực thuộc Tổng công ty đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ công nhân viên, người lao động (CBCNV-NLĐ).
  • Xí nghiệp Cơ điện Vietsovpetro: Thực hiện thành công dịch vụ sửa chữa tuyến cáp điện ngầm STV CPP - SVNE
    Vừa qua, Xí nghiệp Cơ điện (XNCĐ, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro) đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Vietsovpetro thực hiện thành công dịch vụ sửa chữa tuyến cáp điện ngầm cùng cáp quang từ giàn Sư Tử Vàng CPP cấp cho giàn Sư Tử Vàng Đông Bắc (SVNE).
  • CNG Việt Nam: Tập trung triển khai chiến lược cạnh tranh mở rộng thị trường
    Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) với Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG Việt Nam), Tổng Giám đốc PV GAS Phạm Văn Phong đã yêu cầu CNG Việt Nam đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào tìm kiếm nguồn cung khí ổn định và triển khai chiến lược cạnh tranh sản phẩm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO