Cần giảm một phần hai mức phát thải để tránh sự nóng lên toàn cầu đến 3 độ C

20/06/2019 13:43

(TN&MT) – Theo các nhà khoa học, mức phát thải cần phải giảm một phần hai vào năm 2030 để hạn chế sự nóng lên tới 1,5 độ C nhưng nhiệt độ đang trên đà tăng gấp đôi (tương đương 3 độ C) vào cuối thế kỷ ngay cả khi các quốc gia lên kế hoạch hành động cấp bách.

Khói bay ra từ ống khói tại nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp ở Drogenbos, gần Brussels, Bỉ vào ngày 30/1/2019. Ảnh: Reuters / Yves Herman
Khói bay ra từ ống khói tại nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp ở Drogenbos, gần Brussels, Bỉ vào ngày 30/1/2019. Ảnh: Reuters / Yves Herman

Một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu, Climate Action Tracker theo dõi các quốc gia tiến bộ theo hướng thống nhất trên toàn cầu nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 2 độ C và mục tiêu tham vọng hơn là 1,5 độ C.

Những lo ngại của công chúng về biến đổi khí hậu đang gia tăng và dẫn đến các cuộc biểu tình trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng đã ở mức cao kỷ lục vào năm ngoái và công suất năng lượng tái tạo mới đã bị đình trệ sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ.

Đồng thời, khí mê-tan, một loại khí nhà kính mạnh hơn so với CO2 cũng đã tăng lên trong những năm gần đây do sản xuất dầu và khí đốt, bao gồm cả thủy lực cắt phá (fracking).

Theo đánh giá về các kế hoạch khí hậu của 32 quốc gia, chỉ có 2 kế hoạch của 2 nước Morocco và Gambia đủ để đáp ứng mục tiêu 1,5 độ C.

Nếu các quốc gia thực hiện đầy đủ các kế hoạch mà họ đã cam kết theo Thỏa thuận Paris năm 2015, sự gia tăng nhiệt độ vẫn đang trên đà đạt đến mức 3 độ C vào cuối thế kỷ, chỉ thấp hơn một chút so với mức tăng 3,3 độ C theo dự báo hồi tháng 12/2018.

Niklas Höhne thuộc Viện NewClimate, một trong những tổ chức cung cấp phân tích cho Climate Action Tracker cho biết: “Cộng đồng đang ngày càng lo ngại về vấn đề trên, do đó các phong trào toàn cầu xuất hiện như “Thứ Sáu cho Tương lai” và “Nổi loạn chống Tuyệt chủng” thúc giục các nước cần phải có hành động về khí hậu”.

“Khi chúng ta chuyển từ biến đổi khí hậu sang khủng hoảng khí hậu, ưu tiên công cộng đang tăng lên và chúng tôi hy vọng chính phủ các nước sẽ có hành động táo bạo”, ông Niklas Höhne cho biết thêm.

Mới đây, Bà Patricia Espinosa, Tổng Thư ký Công ước khung về biến đổi khí hậu của LHQ đã nói với đại diện các nước và các quan chức Mỹ tại Bonn, Đức rằng các nước này đã thiếu hụt hành động cần thiết để giảm 45% mức phát thải  vào năm 2030 nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Tuy nhiên, một số quốc gia đã công bố các mục tiêu mới, chẳng hạn như mục tiêu của Vương quốc Anh để đạt mức phát thải bằng không vào năm 2050 và kế hoạch trung hòa carbon vào năm 2050 cũng như đóng cửa tất cả các nhà máy than vào năm 2040 của Chile.

“Hiện tại, 5 quốc gia - trong đó có Ấn Độ và Costa Rica đã đưa ra các mục tiêu phù hợp với việc hạn chế nhiệt độ tăng lên 2 độ C”, báo cáo của Climate Action Tracker cho biết.

Mười nước khác - bao gồm Brazil, Canada, Liên minh châu Âu, Úc và New Zealand cũng có kế hoạch thích hợp với giới hạn 3 độ C. 9 nước khác – trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Chile đặt mục tiêu tương thích với giới hạn 4 độ C.

“5 quốc gia gồm Nga, Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Mỹ có các mục tiêu nhằm vượt qua sự gia tăng nhiệt độ cao hơn 4 độ C”, báo cáo cho biết.

Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm nay tại New York, Mỹ, các quốc gia trên thế giới sẽ nhận được lời khuyến khích đưa ra các kế hoạch mới nhằm tăng cường nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần giảm một phần hai mức phát thải để tránh sự nóng lên toàn cầu đến 3 độ C
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO