Cần chế tài mới xử lý  vi phạm chất lượng xăng dầu

Hằng Thương | 03/12/2019, 15:23

(TN&MT) - Trong bối cảnh thị trường xăng dầu phát triển, lợi nhuận lớn, việc gian lận thương mại không thể tránh khỏi, do vậy, để ngăn chặn tình trạng này, đòi hỏi phải có chính sách, các lực lượng chức năng phải quyết liệt kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm chất lượng xăng dầu.

Bức tranh chung về buôn lậu xăng dầu

Những năm qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại với những mặt hàng xăng dầu vẫn diễn biến tương đối phức tạp với thủ đoạn tinh vi hơn gây khó khăn cho kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực này.

Tại Tọa đàm về “Xăng dầu giả, thiệt hại thật” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 29/11 vừa qua, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho biết, từ đầu năm 2018 trở lại đây, Bộ Công Thương đã xử lý hơn 1.000 vụ việc vi phạm, tước quyền sử dụng 37 giấy phép kinh doanh, tịch thu 6 cột bơm và 1 cây xăng. Các hành vi vi phạm điển hình như bán xăng dầu ngoài hệ thống; kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận bán lẻ xăng dầu đã hết hiệu lực. Qua kiểm tra, có những trường hợp 50% mẫu xăng A95 và 100% mẫu xăng E5 tại một vài cửa hàng đều không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. 

PVOIL xây dựng chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ; chất lượng xăng dầu

Tuy vậy, theo ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN) cho thấy, từ năm 2017 đến nay, qua kiểm tra chất lượng và xăng dầu sản xuất trong nước và nhập khẩu chính ngạch đều đảm bảo chất lượng đưa ra lưu thông trên 36 tỷ triệu lít. So với những vụ xăng dầu giả ra thị trường là một số triệu lít, chúng ta thấy, đa số là đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Điển hình như Nhà máy lọc dầu Dung Quất (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) - nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam được đưa vào sản xuất từ năm 2009. Trong suốt 10 năm vận hành nhà máy, đưa ra thị trường trên 7 triệu m3 xăng dầu các loại. Riêng năm 2019, đã đưa ra trên 6,5 triệu m3 xăng dầu các loại, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường. Nếu tính cả Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung ứng ra thị trường 15 triệu m3 xăng dầu các loại và đáp ứng khoảng 80% nhu cầu trong nước.

1

Quản lý chặt chẽ thương nhân phân phối

Lợi nhuận lớn, dẫn đến gian lận trong sản xuất và kinh doanh xăng dầu. Năm 2019, qua kiểm tra đột xuất, Tổng cục Quản lý thị trường phát hiện ra một số cửa hàng xăng dầu vi phạm chất lượng tại nhiều khu vực. Trong đó, có những cửa hàng đã bị xử phạt trên 200 triệu đồng, tịch thu hàng hóa và yêu cầu có các biện pháp bổ sung, tái chế các lô hàng vi phạm, ngừng sử dụng giấy phép kinh doanh xăng dầu có thời hạn. Cũng trong năm 2019, đã kiểm tra, kiểm soát phát hiện có những tỉnh 50% mẫu xăng dầu A95, 100% xăng E5 không đạt chuẩn.

“Đứng trước tình hình gian lận thương mại xăng dầu khá phổ biến thời gian qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã trình Bộ Công Thương, Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 67/2017/NĐ-CP. Được biết, Bộ Công Thương đang tiến hành quy trình để đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu…. Chắc chắn sẽ có một chế tài mới quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu, khí và gas”, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương nói. 

 

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chân chính cần bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của mình. Ông Nguyễn Anh Toàn - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) cho biết, khâu phức tạp nhất trong quản lý chất lượng là lưu thông cuối đến các cửa hàng để đến tay người tiêu dùng. PVOIL đã từ lâu xây dựng chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ; chất lượng xăng dầu. Quy trình rất chặt chẽ và đầy đủ. Riêng với các đại lý, chúng tôi cũng phân định rất rõ trách nhiệm từ khi kí kết hợp đồng đến khi thực hiện hợp đồng, lấy mẫu, niêm phong, bàn giao mẫu và khuyến cáo để họ có trách nhiệm phối hợp đảm bảo chất lượng lưu thông.

Ông Trần Hữu Linh khẳng định, trước hết, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. Đối với Bộ Công Thương chỉ đạo rất sát sao, quyết liệt việc kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần quản lý tốt địa bàn gắn với người dân; tăng cường kiểm tra các đại lý, cửa hàng, hệ thống bán lẻ, phân phối,…

Thiết nghĩ, việc ngăn chặn tình trạng này không thể ngày một ngày hai nhưng cần phải có chế tài xử lý các hành vi vi phạm, cần vào cuộc quyết liệt của các đơn vị như Bộ Công Thương, Bộ KH&CN, các Hội bảo vệ người tiêu dùng… và hơn hết là người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chân chính cần liên hệ chặt chẽ với cơ quan chức năng, tố giác hành vi vi phạm, có như vậy, chúng ta kỳ vọng sẽ giảm thiểu được vấn nạn xăng dầu trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Tháng 10/2017, các cơ quan chức năng đã phát hiện vụ pha chế và tiệu thụ 2 triệu lít xăng giả ở Nghệ An. Gần đây nhất, năm 2019, công an tỉnh Đắk Nông đã triệt phá đường dây pha chế xăng giả, lấy xăng pha với chất dung môi, hòa chất tạo màu để tạo thành xăng A95 và E5 bán ra thị trường. Đây là vụ việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao và gây thất thu cho nhà nước.

 

Bài liên quan
  • PVN đang thực hiện bán 49% vốn tại Lọc hoá dầu Bình Sơn
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới đây, ông Bùi Minh Tiến – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (UpCOM:BSR) cho biết, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đang triển khai kế hoạch thoái vốn, bán 49% vốn tại BSR.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Công ty CP Luyện kim đen Thái Nguyên sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Những năm qua Dự án Nhà máy luyện gang thép của Công ty CP Luyện kim đen Thái Nguyên hoạt động phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nỗ lực bảo vệ môi trường. Nguồn nguyên liệu tại chỗ đã cạn kiệt, Công ty chủ yếu là nhập quặng sắt từ các đơn vị cung cấp trong và ngoài tỉnh, song đơn vị luôn coi trọng, chắt chiu, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, phục vụ sản xuất.
  • Petrovietnam - BIDV: Tiếp tục đồng hành, đẩy mạnh hợp tác
    (TN&MT) - Vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) về một số nội dung thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.
  • PVFCCo: Giữ vững vị thế đứng đầu nhờ quản trị minh bạch
    (TN&MT) - Tháng 3 này đánh dấu cột mốc 20 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo). Trải qua hai thập kỷ phát triển, PVFCCo đã khẳng định được vị thế đứng đầu trong lĩnh vực phân bón và hóa chất dầu khí, được các tổ chức uy tín đánh giá là một trong các doanh nghiệp có quy mô lớn nhất, hoạt động tốt nhất, quản trị minh bạch nhất, thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam.
  • Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh: Ngày hội văn hóa doanh nghiệp năm 2023 lan tỏa những giá trị đoàn kết, phát triển
    (TN&MT) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa Công ty, đồng thời để CBCNV Công ty có cơ hội giao lưu, gắn kết qua các hoạt động tập thể nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch SXKD năm 2023, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh tổ chức chương trình “Sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa - Ngày hội văn hóa doanh nghiệp năm 2023” dành cho toàn thể CBCNV Công ty. Chương trình được tổ chức trong 3 đợt vào ngày 11, 18 và 25/2/2023 và thành công tốt đẹp.
  • Thị trường BĐS đối mặt với làn sóng “cắt lỗ”: Phân khúc chung cư vẫn “sống khỏe”
    (TN&MT) - Trái ngược với những phân khúc như đất nền, bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng... đang phải đối mặt với làn sóng “cắt lỗ” do thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, thì phân khúc căn hộ chung cư tại khu vực phía Nam nói chung, nhất là tại đô thị lớn như TP.HCM dường như đang có xu hướng ngược lại khi giá căn hộ không những không giảm mà còn tăng lên dù tính thanh khoản thấp.
  • Bộ Công Thương yêu cầu thống nhất giá điện cho dự án chuyển tiếp trước ngày 31/3
    (TN&MT) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp thỏa thuận, thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023 để sớm đưa các nhà máy vào vận hành, tránh gây lãng phí tài nguyên.
  • 20 năm PVFCCo: Hành trình sẻ chia những điều tốt đẹp nhất
    Với mục tiêu luôn hướng tới việc tạo lập giá trị cộng đồng, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – đơn vị sản xuất và kinh doanh Phân bón Phú Mỹ) trải qua 20 năm hình thành và phát triển thì cũng bằng từng đó thời gian nỗ lực đồng hành, chia sẻ cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt trên khắp mọi miền đất nước thông qua các chương trình, hoạt động an sinh xã hội.
  • Nhiều khách hàng “xuống tiền” sau khi lái thử xe máy điện VinFast
    Chuỗi sự kiện “Nối dài trải nghiệm” của VinFast diễn ra tại Aeon Mall Bình Dương và Aeon Mall Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh trong tháng 3/2023 đã thu hút hàng nghìn khách hàng trải nghiệm. Rất nhiều vị khách đã bị thuyết phục bởi những mẫu xe máy điện thông minh của VinFast và nhanh chóng quyết định xuống tiền.
  • Petrovietnam đề xuất hỗ trợ về pháp lý để đảm bảo hoạt động SXKD
    (TN&MT) - Đoàn giám sát Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) về tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Lãnh đạo Petrovietnam đã kiến nghị, đề xuất với Đoàn giám sát để có ý kiến với Quốc hội sớm xem xét sửa đổi bổ sung một số Luật để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và phù hợp thực tiễn hoạt động của Petrovietnam trong giai đoạn hiện nay.
  • PVFCCo ra quân chương trình trồng 300.000 cây xanh
    (TN&MT) - Thực hiện kế hoạch của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) về việc triển khai chương trình trồng 3 triệu cây xanh trong toàn Tập đoàn và kế hoạch của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) về trồng 300.000 cây xanh trong toàn tổng công ty giai đoạn 2022 - 2025, PVFCCo đã tổ chức Lễ ra quân trồng cây.
  • PVFCCo: Văn hóa sáng tạo, sẻ chia góp phần làm nên giá trị thương hiệu
    (TN&MT) - Trong 20 năm hình thành và phát triển, các thế hệ lãnh đạo và CBCNV Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp với các giá trị cốt lõi: Chuyên nghiệp, hiệu quả - Năng động, sáng tạo - Trách nhiệm, sẻ chia - Khát vọng vươn xa. Để tiếp tục thực hiện sứ mệnh trong giai đoạn tới, PVFCCo đề ra chiến lược phát triển mới là: Tiên phong - Sáng tạo - Chuyên nghiệp, Hiệu quả - Sẻ chia.
  • Nhanh chóng đưa xe điện vào thử nghiệm vận tải taxi
    Đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch trong kinh doanh là cần thiết. Đây là xu thế mới, tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội.
  • Petrovietnam: Tăng cường các giải pháp ứng phó với biến động thị trường
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi làm việc bàn về các giải pháp ứng phó với biến động thị trường.
  • EVN: Đẩy mạnh triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
    (TN&MT) - Đoàn giám sát Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XV đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 của Quốc hội về việc đẩy mạnh việc thực hiện chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO