Cận cảnh GPMB cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Văn Dinh | 08/02/2023, 16:17

Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ đoạn qua tỉnh Quảng Trị đang được triển khai.

1(1).jpg

Dự án cao tốc đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ thuộc Dự án đầu tư xây dựng cao tốc đường bộ Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2), có tổng chiều dài 65,7 km, điểm đầu tại xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), điểm cuối tại xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị)

2(1).jpg

Trong đó, đoạn qua tỉnh Quảng Trị có chiều dài 32,53 km, đi qua địa bàn các huyện Vĩnh Linh (14,25 km), Gio Linh (11,9 km) và Cam Lộ (6,38 km)

3(1).jpg

Hơn một tháng qua từ sau lễ khởi công, dù gặp thời tiết bất lợi với những đợt mưa rét kéo dài, tuy nhiên các nhà thầu đã tích cực chuẩn bị công trường, huy động máy móc thiết bị, tranh thủ thời tiết tạnh ráo để thi công

4(1).jpg

Tính đến nay tại Quảng Trị, công tác chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án đã đạt khoảng 75%

5(1).jpg

Trong đó, huyện Cam Lộ đã thực hiện chi trả 4,8/6,38 km; huyện Gio Linh chi trả 9,0/11,9 km; huyện Vĩnh Linh 10,1/14,25 km

6(1).jpg

Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng phải tái định cư của dự án khoảng 477 hộ. Trong đó huyện Vĩnh Linh 138 hộ, huyện Gio Linh 119 hộ, huyện Cam Lộ 220 hộ

7(1).jpg

Ngoài ra, còn có 15 công trình công cộng bị ảnh hưởng cần phải di dời tái định cư, trong đó huyện Vĩnh Linh 6, huyện Gio Linh 3 và huyện Cam Lộ 6

8.jpg

Đoạn qua Quảng Trị dự kiến có 11 vị trí xây dựng khu tái định cư với diện tích khoảng 43,109 ha. Trong đó, đoạn qua huyện Vĩnh Linh 4 vị trí/12,958 ha, đoạn qua huyện Gio Linh 4 vị trí/11,621 ha và đoạn qua huyện Cam Lộ 3 vị trí/18,53 ha

9.jpg

Các dự án tái định cư được giao cho các huyện nơi dự án đi qua thực hiện. Hiện các địa phương này đang gấp rút thực hiện công tác đo đạc, lập quy hoạch bản vẽ và tiến tới phê duyệt dự án nhằm sớm di dời các hộ dân vào khu tái định cư

10.jpg

Dự kiến, trong tháng 2/2023 sẽ hoàn thành bước thiết kế bản vẽ thi công các khu tái định cư và lựa chọn nhà thầu triển khai thi công xây dựng

11.jpg

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ GPMB và di dời các hộ dân, sau khi có mặt bằng sẽ bàn giao cho người dân để xây dựng nhà ở, việc xây dựng nhà ở tiến hành đồng thời với việc xây dựng hạ tầng giao thông, điện nước, trường trạm

12.jpg

Để tạo sinh kế lâu dài, ổn định đời sống cho người dân, đặc biệt các hộ bị mất toàn bộ đất sản xuất đến nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, hỗ trợ cho tỉnh một phần kinh phí để quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu vực đất sản xuất nông nghiệp, với kinh phí dự kiến khoảng 95 tỷ đồng

13.jpg

Tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các địa phương phải sớm hoàn thành việc áp giá đền bù GPMB ngay trong tháng 2/2023 và hoàn thành việc tái định cư cho các hộ dân chậm nhất vào ngày 30/6/2023, ngoài ra yêu cầu các địa phương cần bám sát khung chính sách chung của Chính phủ...

14.jpg

Còn tại Quảng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tập trung cao độ, quyết liệt giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB để bàn giao 100% mặt bằng trước ngày 30/6

15.jpg

Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ có tổng mức đầu tư 6.834 tỷ đồng, gồm gói thầu XL01 do liên danh Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty CP Xây dựng 368 thi công và gói thầu XL02 do liên danh Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh - Công ty CP Giao thông xây dựng số 1 - Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt thi công

16.jpg

Dự án sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
(TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
Đừng bỏ lỡ
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn
    (TN&MT) - Để hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn, nhiều chuyên gia, các nhà khoa học khuyến nghị ban hành các quy định để khuyến khích phát triển hoạt động khoáng sản ở công đoạn hạ nguồn, đặc biệt là hoạt động chế biến khoáng sản, nhằm định hình thượng nguồn theo hướng bền vững.
  • Ưu tiên vật liệu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải dành sự ưu tiên cao nhất các điều kiện về nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm.
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • Quản lý tài nguyên, BVMT ở TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp): Hướng tới giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Đồng Tháp, TP. Hồng Ngự đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xung quanh nội dung này.
  • Thừa Thiên – Huế: Sớm giải quyết việc bồi thường, GPMB đường gom cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    Gần đây, một số hộ dân cản trở không cho các đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu khẩn trương giải quyết dứt điểm việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản 2010: Rà soát nội dung về chiến lược, quy hoạch khoáng sản
    (TN&MT) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT về xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam vừa rà soát và tổng hợp các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến chiến lược, quy hoạch khoáng sản.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO