Cần cái nhìn công bằng với doanh nghiệp nội

Lê Trúc | 02/07/2021, 11:22

(TN&MT) - Giá phân bón trong nước tăng mạnh, không ít người đổ lỗi cho doanh nghiệp nội. Nhưng như thế thì quá oan cho họ, bởi bản thân doanh nghiệp nội cũng đang nỗ lực để đồng hành cùng nông dân, nông nghiệp Việt Nam trước biến động của thị trường thế giới.

Hiện tại, rất nhiều loại hàng hóa cơ bản, nguyên vật liệu trên toàn thế giới đều tăng giá chứ không riêng gì phân bón. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 khiến các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp nhiều nơi trên thế giới, hoặc phải đóng cửa hoặc vận hành với công suất nhỏ.

Kế đến, dịch bệnh khiến chuỗi logictics đứt gãy, cước phí vận chuyển tăng đột biến khiến giá nhiều mặt hàng tăng theo, trong đó có phân bón, vốn chủ yếu được vận chuyển bằng container, mà theo tính toán, cước vận chuyển bằng phương tiện này đã tăng 5 lần so với trước đây.

Đặc biệt, giá phân bón thế giới tăng có nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu tăng phi mã, vượt mọi dự báo. Theo đó, so với cuối năm 2020, hiện giá lưu huỳnh tăng 133%, amoniac (NH3) tăng 130%, Acid Sulphuric (H2SO4) có khu vực tăng đến 500%.

Giá phân bón sản xuất trong nước có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới. Trên thị trường nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn

Bên cạnh đó, việc các nước thực hiện tiêm ngừa Covid-19 thần tốc đã kéo theo nhu cầu khôi phục sản xuất kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc, Trung Mỹ. Từ đó kéo theo giá phân bón trên thế giới tăng mạnh do nhu cầu khôi phục sản xuất nông nghiệp đang tăng cao.

Ở Việt Nam giá phân bón do trong nước sản xuất cũng đã tăng lên đáng kể. Điều này khiến nhiều người đã không khỏi thắc mắc rằng, nông dân lao đao vì giá nông sản xuống thấp, phải giải cứu, trong khi đó giá phân bón lại tăng?! Thế là có người đã đổ lỗi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Thật ra, đó là tâm lý dễ hiểu của bất cứ ai đứng trước khó khăn của bà con nông dân mình, khi nông sản rớt giá, phải bán rẻ, hoặc bỏ đi. Song bên cạnh đó, có lẽ chúng ta cũng cần có cái nhìn công tâm, công bằng, khách quan với doanh nghiệp nội.

Thứ nhất, chi phí đầu vào và thu nhập đầu ra là hai vấn đề độc lập, không thể quy kết cái này là nguyên nhân của cái kia. Hiện nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giao thương bị đứt gãy khiến một vài loại nông sản giảm sâu. Nhưng rất có thể khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về nông sản sẽ tăng mạnh, kéo theo giá nông sản tăng cao.

Điều này không liên quan gì tới chi phí vật tư sản xuất đầu vào. Đó là chưa kể, theo đánh giá chung, giá nông sản và giá trị nông sản của Việt Nam thật ra là đang tăng, giá nông sản chỉ giảm ở một vài mặt hàng, còn các nông sản chủ lực đều trong xu hướng “được mùa, được giá”.

Thứ hai, phần lớn nguyên liệu để sản xuất phân bón mua theo giá thế giới nên khi giá nguyên liệu thế giới tăng, giá thành sản xuất trong nước cũng tăng theo.

Các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá

Thứ ba, sau mấy chục năm cải cách, nền kinh tế Việt Nam hiện nay có mức độ hòa nhập với nền kinh tế thế giới ở mức độ rất cao. Mỗi biến động trên thị trường thế giới đều gây ra tác động tới nền kinh tế trong nước theo hiệu ứng cánh bướm.

Khi giá một mặt hàng mang tính phổ biến nào đó, ví dụ phân bón, trên thế giới có sự thay đổi, giá trong nước cũng lập tức thay đổi, theo nguyên tắc bình thông nhau. Đây là cơ chế điều chỉnh của thị trường để tạo ra mặt bằng giá chung trên toàn thế giới.

Nếu giá của mặt hàng nào đó tại Việt Nam cao hơn hay thấp hơn giá thế giới, lập tức sẽ tạo nên luồng di chuyển của mặt hàng đó từ Việt Nam tới các khu vực khác, hoặc từ các khu vực khác tới Việt Nam, cho tới khi lập lại mức cân bằng giá chung.

Vì thế, khi giá phân bón trên thế giới tăng cao như vừa rồi, hay ngược lại, khi giá phân bón giảm sâu như cách đây vài năm, thì giá phân bón tại Việt Nam sẽ thay đổi tương ứng.

Dự báo, trong thời gian tới giá phân bón trong nước sẽ tiếp tục tăng theo biến động tăng giá của thế giới. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể kìm hãm phần nào đà tăng giá chung.

Dù giá phân bón tăng, nhưng phải nhìn nhận rằng giá phân bón sản xuất trong nước tăng vẫn ít hơn so với thế giới. Trên thị trường nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn.

Nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường quốc tế để tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa, các doanh nghiệp đã chủ động phải chịu giảm đi một phần lợi nhuận từ việc xuất khẩu với giá cao hơn để hỗ trợ, chia sẻ với bà con nông dân.

Nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, đặc biệt là vào vụ cao điểm, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá. Mà để làm được điều đó trong tình hình này không dễ dàng gì, doanh nghiệp, nhà máy nội đang phải căng mình trên nhiều mặt trận để thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa SXKD hiệu quả.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tại các Nhà máy, đội ngũ vận hành sản xuất phải "đóng quân" tại chỗ, từ lãnh đạo nhà máy, cán bộ, kỹ sư, công nhân viên đều "tự" cách ly tập trung cả tháng trời không về nhà, đảm bảo nhà máy được vận hành liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng và đủ sản lượng phục vụ mùa màng. Hình ảnh đó cũng là một minh chứng cho sự cam kết, nỗ lực đồng hành của doanh nghiệp, của người lao động trong ngành phân bón với nông nghiệp, với bà con!

Đây là những ví dụ tiêu biểu cho việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tôn trọng quy luật thị trường, hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp duy ý chí, bóp méo sự vận hành của quy luật thị trường, gây ra những tác động lợi bất cập hại tới nền kinh tế, đồng thời thực hiện chính sách Tam nông của Đảng và Nhà nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh: Ngày hội văn hóa doanh nghiệp năm 2023 lan tỏa những giá trị đoàn kết, phát triển
    (TN&MT) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa Công ty, đồng thời để CBCNV Công ty có cơ hội giao lưu, gắn kết qua các hoạt động tập thể nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch SXKD năm 2023, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh tổ chức chương trình “Sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa - Ngày hội văn hóa doanh nghiệp năm 2023” dành cho toàn thể CBCNV Công ty. Chương trình được tổ chức trong 3 đợt vào ngày 11, 18 và 25/2/2023 và thành công tốt đẹp.
  • 20 năm PVFCCo: Hành trình sẻ chia những điều tốt đẹp nhất
    Với mục tiêu luôn hướng tới việc tạo lập giá trị cộng đồng, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – đơn vị sản xuất và kinh doanh Phân bón Phú Mỹ) trải qua 20 năm hình thành và phát triển thì cũng bằng từng đó thời gian nỗ lực đồng hành, chia sẻ cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt trên khắp mọi miền đất nước thông qua các chương trình, hoạt động an sinh xã hội.
  • Nhiều khách hàng “xuống tiền” sau khi lái thử xe máy điện VinFast
    Chuỗi sự kiện “Nối dài trải nghiệm” của VinFast diễn ra tại Aeon Mall Bình Dương và Aeon Mall Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh trong tháng 3/2023 đã thu hút hàng nghìn khách hàng trải nghiệm. Rất nhiều vị khách đã bị thuyết phục bởi những mẫu xe máy điện thông minh của VinFast và nhanh chóng quyết định xuống tiền.
  • Petrovietnam đề xuất hỗ trợ về pháp lý để đảm bảo hoạt động SXKD
    (TN&MT) - Đoàn giám sát Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) về tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Lãnh đạo Petrovietnam đã kiến nghị, đề xuất với Đoàn giám sát để có ý kiến với Quốc hội sớm xem xét sửa đổi bổ sung một số Luật để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và phù hợp thực tiễn hoạt động của Petrovietnam trong giai đoạn hiện nay.
  • PVFCCo ra quân chương trình trồng 300.000 cây xanh
    (TN&MT) - Thực hiện kế hoạch của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) về việc triển khai chương trình trồng 3 triệu cây xanh trong toàn Tập đoàn và kế hoạch của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) về trồng 300.000 cây xanh trong toàn tổng công ty giai đoạn 2022 - 2025, PVFCCo đã tổ chức Lễ ra quân trồng cây.
  • PVFCCo: Văn hóa sáng tạo, sẻ chia góp phần làm nên giá trị thương hiệu
    (TN&MT) - Trong 20 năm hình thành và phát triển, các thế hệ lãnh đạo và CBCNV Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp với các giá trị cốt lõi: Chuyên nghiệp, hiệu quả - Năng động, sáng tạo - Trách nhiệm, sẻ chia - Khát vọng vươn xa. Để tiếp tục thực hiện sứ mệnh trong giai đoạn tới, PVFCCo đề ra chiến lược phát triển mới là: Tiên phong - Sáng tạo - Chuyên nghiệp, Hiệu quả - Sẻ chia.
  • Nhanh chóng đưa xe điện vào thử nghiệm vận tải taxi
    Đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch trong kinh doanh là cần thiết. Đây là xu thế mới, tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội.
  • PVFCCo: Gặp mặt các cựu cán bộ lãnh đạo, cán bộ hưu trí nhân kỷ niệm 20 năm thành lập
    (TN&MT) - Ngày 21/3, tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã tổ chức buổi họp mặt cựu cán bộ lãnh đạo Ban QLDA Nhà máy Đạm Phú Mỹ, cán bộ hưu trí và nguyên là cán bộ quản lý Petrovietnam.
  • Bảo hiểm Bảo an Tài khoản chính thức mở bán
    Ngày 21/03, Bảo hiểm Agribank tổ chức Chương trình ra mắt sản phẩm bảo hiểm Bảo an Tài khoản với sự tham gia của Đại diện các Ban Chuyên môn Ngân hàng Agribank, Công ty TNHH Môi giới Bảo hiểm Marsh Việt Nam và Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam.
  • Thuỷ diện Srêpốk3 hưởng ứng Tết trồng cây
    Hưởng ứng phong trào Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023, Công đoàn Bộ phận Phân xưởng Vận hành Srêpốk 3 (Công ty Thủy điện Buôn Kuốp) phối hợp với chuyên môn tổ chức ra quân trồng cây tại khu vực xung quanh nhà máy Thủy điện Srêpốk 3.
  • Câu chuyện về nguồn gốc khẩu hiệu “Cho mùa bội thu” của PVFCCo
    Đối với PVFCCo, khẩu hiệu (slogan) “Cho mùa bội thu” là một tài sản quý, được xây dựng và vun đắp trong nhiều năm qua. Đến nay, khẩu hiệu này đã vượt ra ngoài khuôn khổ một slogan của sản phẩm, mà đã trở thành thông điệp, mong muốn chung của PVFCCo cho toàn thể khách hàng, đối tác, cổ đông, xã hội và cộng đồng.
  • Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình làm việc với Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình
    Vừa qua, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Bình có buổi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật và phát triển năng lượng tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình.
  • Xi măng Xuân Thành xây cầu "Nối nhịp yêu thương" tại Bắc Kạn
    (TN&MT) - Ngày 17/03/2023, Xi măng Xuân Thành phối hợp với NPP Doanh nhân trẻ Bắc Kạn, nhóm thiện nguyện Tâm Từ Bi (Hà Nội) khởi công xây dựng 3 cây cầu dân sinh trên địa bàn huyện Bạch Thông và Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
  • Lễ ký kết thỏa thuận liên tịch giữa Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Khí Việt Nam và Huyện đoàn Nhà Bè
    Nằm trong chuỗi chương trình chào mừng Tháng Thanh niên 2023, được sự chấp thuận và ủng hộ của Đảng ủy Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Đoàn Thanh niên PV GAS vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận liên tịch với Huyện đoàn Nhà Bè.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO