Cấm bán và hút thuốc ở tuổi vị thành niên

Phạm Oanh | 25/08/2022, 13:46

(TN&MT) - Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam không cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc lá. Tuy nhiên, theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Nghị định 117/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, bất kỳ ai khi sử dụng thuốc lá không đúng quy định đều là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt nghiêm minh.

Những nơi cấm hút thuốc

Theo Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

Trong khi đó, địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: Nơi làm việc; Trường cao đẳng, đại học, học viện; Địa điểm công cộng.

Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

vi-thanh-nien-hut-thuoc.jpg
Vị thành niên hút thuốc có thể bị phạt đến 500 nghìn đồng

Cũng theo Điều 11, địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: Khu vực cách ly của sân bay; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

Cần lưu ý, những nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau: Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Vị thành niên hút thuốc bị phạt đến 500.000 đồng

Khi vi phạm các quy định về địa điểm hút thuốc lá như trên, người vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo đúng quy định tại Tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Theo đó, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Ngoài ra, người vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá hoặc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bên cạnh các mức phạt đối với cá nhân người hút thuốc như trên, Nghị định 117/2020/NĐ-CP còn quy định, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không có chữ hoặc biểu tượng "cấm hút thuốc lá" tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

Đồng thời, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Đối với hành vi vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định cũng quy định rõ, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Bài liên quan
  • Chung tay vì một môi trường không khói thuốc lá: Tuổi trẻ với “Văn phòng xanh không khói thuốc”
    (TN&MT) - Thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá của Bộ TN&MT giai đoạn 2021 - 2022, Đoàn Thanh niên Bộ đã tích cực triển khai xây dựng mô hình “Văn phòng xanh không khói thuốc”. Trong khi tỷ lệ cán bộ trẻ, sinh viên đã giảm sử dụng thuốc lá đáng kể, thì những phòng làm việc xanh chính là động lực để đoàn viên, thanh niên tiếp tục “nói không với thuốc lá”, tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe chính mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện “công sở không khói thuốc”
    (TN&MT) - Sau khi Bộ TN&MT ban hành Quyết định số 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị trực thuộc Bộ đã nghiêm túc triển khai thực hiện công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, tạo dựng môi trường “công sở không khói thuốc”.
  • Tiền lương đóng BHXH hơn 5,7 triệu/tháng, doanh nghiệp chậm đóng tiếp tục tăng
    Trong năm 2022, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của người lao động hơn 5,7 triệu đồng/tháng; chậm đóng BHXH tiếp tục tăng, trong đó chủ yếu diễn ra ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
  • BHXH tự nguyện: Nhiều lợi ích, thủ tục tham gia nhanh chóng
    Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện có giá trị nhân văn, ưu việt và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tham gia.
  • Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030
    (TN&MT) - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra.
  • Bộ TN&MT: Xây dựng cơ quan xanh - sạch - đẹp, không khói thuốc lá
    (TN&MT) - Thời gian qua, Công đoàn Bộ TN&MT đã triển khai phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong cán bộ, công chức, viên chức và lao động, trong đó có xây dựng môi trường không khói thuốc lá nơi làm việc. Xung quanh vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc phỏng vấn ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT.
  • Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và Vinamilk trao sữa đến trẻ em nhân dịp năm học mới
    (TN&MT) - Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước. Chương trình cũng đã hoàn thành mục tiêu dành tặng 1,5 triệu hộp sữa đến các em trong năm nay.
  • Vinamilk tiếp sức nhà vô địch nhí bứt phá tại Robotacon WRO 2023
    (TN&MT) - Chung kết “Robotacon WRO 2023” với sự đồng hành của Vinamilk đã tìm ra các nhà vô địch giành tấm vé thẳng tiến tới bảng đấu quốc tế tại Panama.
  • Đề xuất tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản
    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, việc bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách này, thu hút người dân (đặc biệt là nhóm lao động trẻ tuổi) tham gia.
  • Muôn hình vạn trạng "chiêu thức" trục lợi Quỹ BHYT
    Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) bị trục lợi bằng nhiều hình thức, muôn hình vạn trạng, như một người sử dụng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) nhiều lần; nhiều người mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB…, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết.
  • Thiết lập kịch bản phát triển người tham gia BHXH hiệu quả
    Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu sớm hoàn thiện kịch bản phát triển người tham gia BHXH phù hợp với tình hình chung của từng địa phương, qua đó có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024
    (TN&MT)- Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024 nhằm tăng cường việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và nhân rộng mô hình “công sở không khói thuốc” trong các đơn vị trực thuộc.
  • Cần khung pháp lý đầy đủ để quản lý thuốc lá thế hệ mới
    (TN&MT) - Tại Tọa đàm “Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới” vừa diễn ra, đại diện cơ quan quản lý và các chuyên gia nhìn nhận, sự xuất hiện của thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trong thơi gian qua đã thay đổi cục diện thị trường thuốc lá tại Việt Nam. Tất các sản phẩm này đều là sản phẩm nhập lậu hoặc xách tay do thiếu khung pháp lý để kiểm soát.
  • Intracom Group: Đưa “bệnh viện di động” lên non cao
    (TN&MT) - Đưa đội ngũ bác sĩ, chuyên gia, hệ thống trang thiết bị và thuốc điều trị lên vùng cao, nhằm giải quyết khó khăn về đi lại và chi phí cho bà con, chính là ý nghĩa của Hành trình nâng niu từng sự sống do Intracom Group thực hiện vào ngày 26/8.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO