Các tôn giáo trên cả nước có nhiều sáng tạo trong bảo vệ môi trường

Linh Chi | 12/09/2021, 20:10

(TN&MT) - Cùng với số lượng đồng bào tôn giáo ngày càng tăng, sự tham gia của các tổ chức tôn giáo vào nhiều lĩnh vực đời sống xã hội là điều kiện thuận lợi để phát huy, động viên sự tham gia của các tín đồ tôn giáo tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Nhiều tôn giáo đã và đang tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, truyền thông gắn với những buổi giảng đạo và trong các ngày lễ tôn giáo.

Đã triển khai hơn 1.000 mô hình điểm của các tôn giáo về BVMT

Các đây 6 năm (năm 2015), tại hội nghị toàn quốc về “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, đại diện lãnh đạo của 14 tôn giáo tại Việt Nam đã cùng Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường ký kết Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường giai đoạn 2015-2020 (Chương trình) với 5 nội dung và 7 mục tiêu, giải pháp. Chương trình này đã tạo được sự chuyển biến tích cực, làm thay đổi căn bản trong nhận thức của các lãnh đạo và tổ chức tôn giáo.

Tăng, ni, phật tử tham gia dọn vệ sinh môi trường, làm sạch đường phố tại khu vực phường 8. TPHCM.

Từ đó cho đến nay, đã có hơn 1.000 mô hình điểm của các tôn giáo về bảo vệ môi trường được triển khai trên cả nước. Ở nhiều địa phương, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng mô hình hiệu quả, cách làm hay, điển hình như: Tỉnh Cần Thơ có các mô hình “Xử lý rác thải, xây dựng lò đốt rác, trồng cây xanh, bình chữa cháy” của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt. Tỉnh Long An đã xây dựng 3 mô hình điểm tại các chùa Thiên Phước, Phước Bảo, Pháp Bảo với các hoạt động như lập tổ tự quản BVMT, tuyên truyền trên đài truyền thanh vào thứ 7 hàng tuần, trồng cây xanh, vận động hộ gia đình có vật dụng chứa rác thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường trước khi đưa đến nơi tập trung. Tỉnh Quảng Ngãi, các Giáo xứ Bình Hải, Phú Hòa xây dựng 2 nhà máy nước sạch khử trùng qua tia cực tím với công suất 2.000 lít/ngày đêm với tổng trị giá hơn 700 triệu đồng phục vụ nhu cầu nước sạch cho đồng bào công giáo và bà con. Tỉnh Đắk Nông, giáo xứ Quảng Đà (Krông Nô) đã vận động giáo dân thu gom rác thải tập trung đạt 91%. Các Giáo xứ Xuân Lộc và Thổ Hoàng (Đắk Mil) có 90% gia đình tham gia thu gom rác thải, dọn vệ sinh đường làng, trồng hoa ven đường tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp.

Cần tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của các tổ chức tôn giáo

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2017-2020 về công tác bảo vệ môi trường (BVMT) giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đã khẳng định, các tôn giáo trên cả nước đã có nhiều sáng tạo trong BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện chương trình phối hợp, các tổ chức tôn giáo đã tích cực và chủ động có nhiều hình thức đa dạng, phong phú để tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ, người dân ở cộng đồng tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH. Qua đó, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen sống, góp phần BMMT.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, mô hình về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu do các tổ chức tôn giáo trực thuộc chủ động xây dựng và triển khai còn ít; một số mô hình hoạt động chưa hiệu quả; chưa có nhiều hình thức, biện pháp phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tôn giáo trong công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường,...

Nhiều buổi tọa đàm được tổ chức cũng để đại diện các tôn giáo gặp gỡ giao lưu chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc tham giao bảo vệ môi trường.

Do đó, để tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của các tổ chức tôn giáo tham gia BVMT, ứng phó với BÐKH, nhiều ý kiến cho rằng: Thời gian tới, MTTQ các cấp cần phối hợp các ngành chức năng và các tổ chức tôn giáo tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác BVMT, ứng phó với BÐKH đến mọi tầng lớp nhân dân. Các bộ, ngành liên quan hằng năm có kế hoạch bố trí kinh phí để hỗ trợ các tổ chức tôn giáo thực hiện kế hoạch BVMT và ứng phó với BÐKH; Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng phát triển các mô hình thành phố bền vững về môi trường; làng sinh thái; phân loại rác thải tại nguồn theo phương thức giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

Đặc biệt, Nhà nước cần sớm ban hành bộ tài liệu về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Đây là cơ sở để các tổ chức, cá nhân tôn giáo có kế hoạch triển khai việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ trong sinh hoạt tôn giáo phù hợp đối với mỗi tôn giáo. Mặt khác, cần xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm bảo vệ môi trường ở các địa bàn dân cư phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi tôn giáo để người có đạo và không có đạo có thể tham gia thực hiện.

Bài liên quan
  • Thành ủy Đà Nẵng thăm, tặng quà các cơ sở tôn giáo
    (TN&MT) - Ngày 3/9, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết thay mặt Thành ủy Đà Nẵng đến thăm và tặng quà các cơ sở tôn giáo gồm: Chùa Bát Nhã, Chùa Phổ Đà và Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO