Các tôn giáo ở Đồng Nai bảo vệ môi trường bằng nhiều việc làm thiết thực

Lan Chi | 18/11/2021, 14:43

(TN&MT) - Những năm qua, các tôn giáo trong tỉnh Đồng Nai đã tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó và đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.

Điển hình, Giáo xứ Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) luôn tích cực vận động giáo dân giữ gìn vệ sinh môi trường; trang bị hệ thống nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo môi trường sạch đẹp. Nổi bật trong nỗ lực hướng đến bảo vệ môi trường của giáo xứ là mô hình Khu nhà đại đoàn kết, vệ sinh, sạch đẹp trên địa bàn.

Ngoài ra, trước thực trạng thiên tai bão lũ liên tiếp ập đến với bà con các tỉnh miền Trung, thời gian gần đây, trong các bài giảng tại thánh đường, cha xứ đã dành nhiều thời gian hơn để nhấn mạnh về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sống xung quanh, cũng như tăng cường triển khai các nội dung liên quan đến môi trường từ văn thư của Tòa Giám mục Xuân Lộc và từ các cấp chính quyền.

Các đại biểu tôn giáo thả cá xuống lòng hồ Trị An nhằm bảo vệ môi trường. Ảnh: Nguyệt Hà

Mới đây, nhận thấy một đoạn đường bà con thường xuyên đi lại bị xuống cấp, gây khó khăn cho bà con mỗi khi trời mưa hay nắng và ảnh hưởng đến môi trường, giáo xứ Phú Lý đã ủng hộ 100 triệu đồng để cùng địa phương sửa sang, nâng cấp lại đoạn đường trở nên sạch, đẹp.

Tương tự, tại huyện Cẩm Mỹ, Giáo xứ Duyên Lãng thường xuyên chia sẻ về vai trò quan trọng của việc giữ gìn môi trường chung trong giáo xứ, khích lệ bà con giáo dân ý thức bảo vệ môi trường sống hàng ngày.

Để hoạt động tuyên truyền ngày càng đi vào thiết thực, hàng năm, Giáo xứ Duyên Lãng dành 1 ngày với chủ đề “Giáo xứ Duyên Lãng hành động vì môi trường xanh, sạch, đẹp”, cùng nhau tỏa ra các con đường trên địa bàn để dọn rác và phát cỏ, cắt tỉa các cành cây.

Nhận thức rõ bảo vệ môi trường là một việc làm có ý nghĩa to lớn đối với đời sống hiện tại và các thế hệ mai sau nên Ban Trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai luôn chú trọng tuyên truyền, vận động trong tăng ni, phật tử và cụ thể hóa bằng nhiều việc làm thiết thực. Trong đó phải kể đến việc giữ gìn những vườn cây xanh, tạo dựng những ngôi chùa gần gũi với thiên nhiên hay hoạt động thả cá xuống lòng hồ Trị An...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Rằm tháng Giêng: Phóng sinh đúng cách giúp bảo vệ hệ sinh thái
    (TN&MT) - Để nghi lễ phóng sinh vào mỗi dịp rằm tháng Giêng mang đúng ý nghĩa, phật tử cần nâng cao hiểu biết về các loài vật có nguy cơ làm tổn hại môi trường, các loài vật được khuyến khích thả phóng sinh phù hợp với hệ sinh thái tại địa phương và chú ý dọn dẹp vệ sinh sau khi thả.
  • Giữ rừng là văn hóa...
    (TN&MT) - Quan điểm đó được PGS.TS. NGƯT Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh khi ông trò chuyện với Phóng viên Báo TN&MT về ý nghĩa của rừng trong đời sống và tâm thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi rẻo cao…
  • Điện Biên: Tháo nút thắt tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM ở huyện Điện Biên Đông
    (TN&MT) - So với các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những nút thắt khiến nhiều địa phương gặp khó trong việc tìm giải pháp hữu hiệu. Do đó, việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO