Các tổ chức tôn giáo, tổ chức được hoạt động tại Việt Nam tính đến tháng 12/2020

Việt Hải | 08/01/2021, 17:46

(TN&MT) - Ngày 28/12/2020, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 6955/BNV-TGCP kèm theo Danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tính đến tháng 12/2020.

Chùa Vĩnh Nghiêm TP Hồ Chí Minh. Ảnh: phatgiao.org.vn

Theo Danh mục, có 36 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo), 04 tổ chức và 01 pháp môn được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; 01 tôn giáo có một số chùa được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận Ban Trị sự, Ban Quản trị chùa; 01 thánh đường của Hồi giáo được công nhận Ban Quản trị thánh đường. Cụ thể:

36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Phật giáo);

2. Giáo hội Công giáo Việt Nam (Công giáo);

3. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) (Tin lành),

4. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) (Tin lành),

5. Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam (Tin lành),  

6. Tổng hội Báp-tit Việt Nam (tên gọi cũ là Tổng hội Báp-tit Việt Nam Ân điển - Nam Phương) (Tin lành),

7. Giáo hội Báp-tit Việt Nam (tên gọi cũ là Hội thánh Báp-tit Việt Nam - Nam Phương) (Tin lành),

8. Hội thánh Tin lành Trường Lão Việt Nam (Tin lành),

9. Hội thánh Mennonite Việt Nam (Tin lành),

10. Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam (Tin lành),  

11. Giáo hội Phúc Âm Ngũ tuần Việt Nam (Tin lành);

12. Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên (Cao Đài),  

13. Hội thánh Cao Đài Minh Chơn đạo (Cao Đài),

14. Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu,

15. Hội thánh truyền giáo Cao Đài (Cao Đài),

16. Hội thánh Cao Đài Tây Ninh (Cao Đài),

17. Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo (Cao Đài),

18. Hội thánh Cao Đài Bạch y liên đoàn Chơn lý (Cao Đài),

19. Hội thánh Cao Đài Chơn lý (Cao Đài),

20. Hội thánh Cao Đài Cầu kho – Tam quan (Cao Đài),

21. Hội thánh Cao Đài Việt Nam Bình Đức (Cao Đài);

22. Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo (Phật giáo Hòa Hảo);

23. Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh (Hồi giáo),

24. Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang (Hồi giáo),

25. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),

26. Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Tây Ninh  (Hồi giáo),

27. Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo  (Islam) tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),

28. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Bình Thuận  (Hồi giáo),

29. Cộng đồng Tôn giáo Baha’i Việt Nam (Tôn giáo Baha’i);

30. Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam (Tịnh độ Cư sỹ Phật hội);

31. Giáo hội Cơ đốc Phục Lâm Việt Nam (Cơ đốc Phục Lâm);

32. Phật hội Tứ Ân hiếu nghĩa (Phật giáo Tứ Ân hiếu nghĩa);

33. Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo (Minh Sư đạo);

34. Hội thánh Minh lý đạo – Tam Tông Miếu (Minh lý đạo - Tam Tông Miếu);

35. Hội đồng chức sắc Chăm Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận (Bà-la-môn giáo);

36.Hội đồng chức sắc Bà-la-môn giáo tỉnh Bình Thuận (Bà-la-môn giáo).

04 tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo:

1. Hội thánh Phúc âm Toàn Vẹn Việt Nam

2. Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam

3. Giáo hội các Thánh Hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam (Mặc Môn)

4. Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn (Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn).

01 pháp môn được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo: Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh vô vi (Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên - Cao Đài).

01 tôn giáo có một số chùa được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận Ban Trị sự, Ban Quản trị chùa: Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho chùa Bửu Sơn Kỳ Hương, công nhận tổ chức tôn giáo cho đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cơ cấu tổ chức là Ban Quản lý chùa hoặc không có cơ cấu tổ chức (Tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương).

01 thánh đường của Hồi giáo tại số 12 Hàng Lược được công nhận Ban Quản trị thánh đường: Ban Quản trị thánh đường Al noor Hà Nội (do Sở Nội vụ TP. Hà Nội ban hành Quyết định công nhận).

Điều kiện đề Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo:

Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật; Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc;

Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở…

Trích Điều 18 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016.

 

Bài liên quan
  • Đổi thay ở làng quê xứ đạo ven biển
    (TN&MT) - Điều gì đã khiến những làng quê, xứ đạo ven biển, vốn được xem là “vùng sâu, vùng xa” của Nam Định giờ đây lại đổi thay, phát triển như vậy? Đầu tiên phải nói đến là hạ tầng giao thông. Những tuyến giao thông huyết mạch, từ quốc lộ, đến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh đều đã được làm mới, nâng cấp, vươn xa, kết nối với vùng kinh tế biển của tỉnh. Giao thông phát triển đến đâu, sự giàu có xuất hiện đến đó.

(0) Bình luận
Nổi bật
Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO