Các kiểu "lách luật" trong khai khoáng ở Quảng Ngãi

Thanh Long | 16/03/2021, 07:48

(TN&MT) - Tại Quảng Ngãi, tình trạng các doanh nghiệp được cấp Giấy phép khai thác các mỏ cát, sỏi lòng sông để tối đa hoá lợi nhuận đã lách luật dưới nhiều hình thức. Dù chính quyền Quảng Ngãi liên tục kiểm tra nhưng đến nay vẫn không giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

 

Các chủ mỏ cát, khoáng sản thường thực hiện đo vẽ bản đồ hiện trạng chậm trễ thời gian so với yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Mục đích để kéo dài thời gian gần đến mùa mưa mới thực hiện đo vẽ, nhằm đối phó với việc kiểm tra thực tế độ sâu khai thác do mưa, lũ nước sông dâng lên, không thể đo kiểm tra.

Các chủ mỏ cát tại Quảng Ngãi thường lách luật việc khai thác quá độ sâu cấp phép ở thời điểm gần mùa mưa và đợi cho mùa mưa lũ về cát bồi tích để khai thác vượt trữ lượng được cấp phép

Bên cạnh đó, trong khai báo về khai thác, các chủ mỏ cát, mỏ khoáng sản khai báo không trung thực về khối lượng khai thác, không cập nhật nhật ký, sổ sách chứng từ theo dõi. Trong quá trình khai thác thường khai thác quá độ sâu cấp phép ở thời điểm gần mùa mưa và đợi cho mùa mưa lũ về, lượng cát được bồi tích trở lại…để khai thác vượt trữ lượng cấp phép.

Chưa kể tình trạng các mỏ cát được cấp Giấy phép nhưng khi bán cát ra ngoài thị trường cho xây dựng dân dụng không xuất hoá đơn, nên rất khó cho công tác kiểm soát khối lượng thực tế khai thác hàng năm, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên và thất thu ngân sách Nhà nước.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong năm 2020, tỉnh đã tiến hành tổ chức 15 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 18 tổ chức và 1 cá nhân. Phát hiện 4 tổ chức có vi phạm trong hoạt động khoáng sản. Tổ chức xử phạt hành chính 180 triệu đồng.

Vi phạm của các chủ mỏ cát, mỏ khoáng sản chủ yếu là không gửi hồ sơ Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép, khai thác khoáng sản vượt khối lượng, ranh giới cấp phép, sử dụng khoáng sản không đúng mục đích như Giấy phép được cấp, khai thác khoáng sản không có Giấy phép.

Ông Trần Phước Hiền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, việc kiểm tra trữ lượng khoáng sản thực tế đã khai thác hàng năm tại các mỏ cát, mỏ khoáng sản hiện nay trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện việc đo vẽ lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản, thông kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản.

Để ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác cát, sỏi lòng sông, UBND tỉnh đã có nhiều quy định rõ ràng. Đặc biệt, người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong năm 2020, tỉnh đã tiến hành tổ chức 15 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 18 tổ chức và 1 cá nhân. Phát hiện 4 tổ chức có vi phạm trong hoạt động khoáng sản. Tổ chức xử phạt hành chính 180 triệu đồng

Đồng thời tăng cường công tác phối hợp kiểm tra cát, sỏi lòng sông trong mùa mưa, kiểm tra xử lý các bến bãi tập kết, trữ cát không phép. Chỉ đạo công tác phối hợp kiểm tra, xử lý dứt điểm các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ở các địa bàn giáp ranh.

Đối với các mỏ đã chấm dứt hiệu lực Giấy phép khai thác hoặc mỏ đã có Quyết định thu hồi giấy phép, tổ chức, cá nhân chậm triển khai lập hồ sơ, thủ tục, trình phê duyệt đề án và thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản để trả lại đất cho địa phương quản lý, sử dụng.

 

 

Bài liên quan
  • Khởi động dự án giảm phát thải trong ngành giao thông vận tải
    (TN&MT) - Ngày 15/3, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Đại sứ quán Đức tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước Châu Á” (NDC-TIA), nhằm hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định Việt Nam (NDC).

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Thành phố Sơn La trong hành trình phát triển xanh, bền vững
    (TN&MT) - Nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, những năm qua, thành phố Sơn La đã bứt phá vươn lên, phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên môi trường hướng tới đô thị thông minh, sáng xanh sạch đẹp, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần nhân dân các dân tộc.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu ngư dân tích cực vươn khơi, bám biển: Hướng tới cuộc sống ấm no
    (TN&MT)- Những năm qua, tận dụng lợi thế về tài nguyên biển, ngư dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang tích cực bám biển để khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Nhờ đó, nhiều ngư dân đã có được nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống tốt hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Bảo vệ nguồn nước ở Lạng Sơn: Phân vùng để quản lý
    (TN&MT) - Năm 2022, Lạng Sơn đã hoàn thành Dự án điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh. Đây là cơ sở để các huyện, thành phố tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên nước.
  • Hà Tĩnh: Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế
    Nhờ làm tốt công tác hòa giải, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân về lĩnh vực đất đai đang góp phần giúp huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ổn định tình hình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước cho học sinh tại Hà Nội
    (TN&MT)- Chiều 25/9, tại Hà Nội, Viện Khoa học Tài nguyên nước tổ chức Hội thảo giới thiệu sáng kiến “Nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt cho đối tượng học sinh tại Hà Nội.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Việt Nam ký hiệp định mang tính lịch sử về biển cả
    Sáng ngày 20/9 (giờ New York), trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Thanh Hóa: Hủy kết quả trúng đấu giá 3 mỏ khoáng sản
    Thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi vừa ký các quyết định hủy kết quả cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ cát xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, mỏ cát xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước và mỏ đất xã Thăng Bình, xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO