Các hồ thủy lợi tại Khánh Hoà: Cần điều tiết mực nước hợp lý

20/11/2018, 09:42

Chiều 19-11, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn...

 

 

Chiều 19-11, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu đã thị sát, chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hồ chứa tại Khánh Hòa.
 

images5347287 H TH Y L I
Đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai kiểm tra thực tế tại hồ Đá Bàn (thị xã Ninh Hòa).


Theo lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa, qua đợt mưa trong 2 ngày 17 và 18-11, toàn bộ 18 hồ chứa, 32 đập dâng, 3 trạm bơm công ty quản lý đảm bảo an toàn. Đợt mưa này còn bổ sung đáng kể lượng nước cho 18 hồ thủy lợi. Cụ thể, trước đợt mưa, các hồ chứa chỉ đạt khoảng 25% nước so với dung tích thiết kế. Sau đợt mưa, lượng nước bổ sung đã nâng dung tích hiện nay lên mức 50%. Một số hồ chứa nhỏ đều đã đầy nước như: Suối Trầu, Cây Bứa, Đồng Bò. Một số hồ đạt hơn 80% dung tích như: Am Chúa, Láng Nhớt, Suối Dầu, Cây Sung, Tà Rục. Các hồ thủy lợi lớn, có khả năng chứa 10 triệu m3 khối trở lên dung tích vẫn đạt thấp. Ở phía bắc của tỉnh, hồ Hoa Sơn có khả năng chứa gần 20 triệu m3 hiện có 13,1 triệu m3. Hồ Đá Bàn với dung tích 75 triệu m3 chỉ đạt 25,2%. Còn khu vực phía nam của tỉnh, hồ Suối Dầu có mức tăng lượng nước lớn nhất hiện nay mới đạt khoảng 30 triệu m3 trong khi hồ này có thể chứa 32 triệu m3; hồ Cam Ranh là 22,63 triệu m3, đạt 66,7% so với dung tích thiết kế.

 

Theo ông Lê Tấn Bản - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, với dự báo trong những ngày tới khả năng cao Khánh Hòa sẽ là địa phương có mưa rất lớn, do đó, Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo các chủ hồ chứa căn cứ tình hình thực tế để tích nước đối với hồ chứa chưa đạt dung tích; tiến hành điều tiết trước đối với một số hồ chứa đã đạt 80% dung tích thiết kế trở lên để đảm bảo an toàn hồ đập cũng như an toàn vùng hạ du. Hiện nay, một số hồ chứa đang tiến hành xả điều tiết mực nước trong hồ với lưu lượng thấp gồm: hồ Suối Dầu xả điều tiết với tổng lưu lượng 20,16m3/s, hồ Tà Rục xả 10,33m3/s, hồ Am Chúa xả 1,02m3/s và hồ Láng Nhớt xả 0,44m3/s. Trong quá trình điều tiết lũ, các hồ chứa phải tuyệt đối tuân thủ quy trình vận hành đã được phê duyệt, trước khi xả phải thông báo sớm cho chính quyền và người dân vùng hạ du.


Qua kiểm tra thực tế tại một số hồ thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh, ông Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, việc vận hành các hồ chứa tại Khánh Hòa những tháng cuối năm này rất đặc thù, bởi vừa phải đảm bảo nhiệm vụ tích nước phục sản xuất, sinh hoạt của người dân (do dung tích đang thấp). Trong khi đó, diễn biến thời tiết những ngày tới, nhất là dự báo cơn bão số 9 dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Nam Trung bộ nên phải đảm bảo an toàn hồ đập. Đối với các hồ chứa dung tích còn thấp so với thiết kế thì vẫn tiếp tục tích nước, những hồ dung tích đạt cao, từ 70% trở lên phải tính toán hợp lý để tiến hành điều tiết, đón đợt lũ sắp tới. Trong những ngày tới, đơn vị quản lý hồ chứa cần cắt cử người trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mực nước về hồ để tiến hành tích và xả điều tiết hợp lý.


(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn TP.Hà Nội
    Để phục vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, ngày 3/6, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cho Đại biểu Quốc hội là thành viên của Ủy ban tham gia khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn Tp. Hà Nội.
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO