Cà Mau đề nghị bổ sung cơ chế sử dụng 100% vốn ODA cho biến đổi khí hậu

20/08/2018, 09:36

Tỉnh Cà Mau đề nghị xem xét bổ sung cơ chế tài chính trong nước ngân sách Trung ương cấp phát toàn bộ 100% vốn ODA cho các dự án thuộc lĩnh vực biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

UBND tỉnh Cà Mau vừa có báo cáo đánh giá hiệu quả, tác động của các dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 1993 - 2017 trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo cho biết, trong giai đoạn 1993 - 2017, tỉnh này được đầu tư 56 dự án sử dụng nguồn vốn ODA (vốn nước ngoài) với tổng vốn đầu tư hơn 375 triệu USD. Trong đó, vốn nước ngoài gần 265 triệu USD, vốn đối ứng trong nước 110,21 triệu USD (phần lớn là các tiểu dự án thành phần do các Bộ, ngành Trung ương làm chủ quản chung).

Đến ngày 31/12/2017, có 47 dự án đã hoàn thành, với tổng mức vốn đầu tư 160,40 triệu USD; có 9 dự án đang triển khai, với tổng mức vốn đầu tư 214,63 triệu USD.

ODA cho BĐKH
Cà Mau đề nghị cấp phát 100% vốn ODA cho các dự án về biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, các dự án ODA đã hoàn thành đưa vào sử dụng có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn, cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng ngành giáo dục, y tế;…

Tuy nhiên, UBND tỉnh Cà Mau cho biết vẫn còn có một số hạn chế, khó khăn như quá trình triển khai thực hiện dự án ODA còn chậm, ngoài những nguyên nhân do vướng mắc về thủ tục và quy trình do yêu cầu của nhà tài trợ, nguyên nhân bất khả kháng do nhà thầu nước ngoài bị phá sản,... còn có những nguyên nhân chủ quan như vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng chậm được tháo gỡ; một số dự án có mức vốn đối ứng lớn trong khi nguồn ngân sách địa phương hạn chế; hiện nay việc giải ngân vốn nước ngoài chỉ thực hiện trong phạm vi kế hoạch vốn được giao hàng năm cho dự án, điều này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án;...

Theo UBND tỉnh Cà Mau, trong điều kiện có những tác động, ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng như hiện nay và dự báo trong thời gian tới, tỉnh này cần ưu tiên đầu tư các dự án ODA về lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phòng chống thiên tai.

Tỉnh này đề nghị Trung ương xem xét bổ sung cơ chế tài chính trong nước ngân sách Trung ương cấp phát toàn bộ 100% vốn ODA cho các dự án như xây dựng đê biển, kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ chống sạt lở ven biển, ứng phó biến đổi khí hậu (không áp dụng cơ chế ngân sách tỉnh vay lại vốn ODA),…

“Đây là các dự án không có khả năng thu hồi vốn và sinh lời, chủ yếu để giữ đất khu vực ven biển, khôi phục lại rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân,...”, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị cụ thể.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
  • Quảng Trị: Sẵn sàng ứng phó thời tiết nguy hiểm
    Nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết nguy hiểm sắp tới, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
  • Các tỉnh Nam Miền Trung: Cảnh báo mưa to trên diện rộng, ngâp úng và sạt lở núi
    Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) áp sát miền Trung khiến cho các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đang có mưa vừa đến mưa to. Trước diễn biến phức tạp của ATNĐ, hiện các địa phương đang khẩn trương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
  • Nghệ An: Chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất
    Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 152/VP-PCTT về việc chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trong những ngày tới.
  • JETP - nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu Net Zero
    (TN&MT) - Chia sẻ tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” sáng 23/9, ông Vũ Đức Đam Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TN&MT nhấn mạnh đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu net zero của Việt Nam.
  • TS Phạm Phú Ngọc Trai: Lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
    (TN&MT) - Phát biểu tại diễn đàn Báo chí Phát triển xanh sáng 23/9, TS Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) đã chia sẻ với các đại biểu về lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
  • Phát triển thị trường các-bon nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
    (TN&MT) - Phát biểu tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” vào ngày 23/9 tại TP.HCM, bà Mai Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã chia sẻ như vậy.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thúc đẩy giảm phát thải, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Lào Cai, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội thảo tuyên truyền, trao đổi về ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon theo cam kết tại Hội nghị COP26”.
  • Lào Cai: Mưa lũ gây sạt lở lớn trên quốc lộ 70
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn các huyện Bảo Thắng, Mường Khương.. của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là gây sạt lở nhiều điểm trên Quốc lộ 70 khiến giao thông bị chia cắt ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
  • Quảng Nam: Thấp thỏm nỗi lo sạt lở núi
    Vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của BĐKH khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO