Bước phát triển nhảy vọt của pháp luật về bảo vệ môi trường

Minh Thư | 19/11/2020, 11:20

(TN&MT) - “Rất ít Dự án Luật mới nào có nhiều chính sách mới mang tính chất đột phá như vậy!” - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN& MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã nhận xét về tính đổi mới mạnh mẽ của Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Đây có thể nói là bước phát triển nhảy vọt đảm bảo sự kiểm soát bảo vệ môi trường đồng bộ, hiệu quả và tích cực.

Các vị Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) 

Bước phát triển mạnh về chính sách pháp luật

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã phân nhóm theo tiêu chí môi trường để “quản”, như vậy sẽ có sự giám sát chặt chẽ hơn, ví như nhóm dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Bằng công cụ phân nhóm theo tiêu chí môi trường để có các cơ chế ứng xử phù hợp, càng có nguy cơ gây ô nhiễm càng bị kiểm soắt chặt chẽ từ khâu chủ trương đầu tư, đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường, đến xây dựng, vận hành thử nghiệm, vận hành, di dời, kết thúc dự án.

Môi trường được phân vùng để quản lý theo mức độ bảo vệ, khả năng chịu tải của môi trường để làm cơ sở tiếp nhận dự án mới cũng như có biện pháp xử lý đối với cơ sở đang hoạt động để bảo vệ môi trường phù hợp với vùng đó. Đây là một quy định hoàn toàn mới, muốn thực hiện được nhất thiết phải dựa trên những hoạt động nghiên cứu khoa học, tư liệu về môi trường của từng vùng đất, nước, biển… để làm cơ sở thực hiện việc cấp phép đầu tư.

Những quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cũng đã áp dụng đầy đủ nguyên tắc PPP (người gây ô nhiễm phải trả tiền). Các công cụ thị trường, bảo vệ môi trường mới cũng đã được đưa vào một cách khá đầy đủ như: chi trả dịch vụ hệ sinh thái, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thị trường tín chỉ các-bon, tính dụng xanh, trái phiếu xanh EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất), BAT (áp dụng công nghệ hiện có tốt nhất); kiểm toán môi trường.

Luật cũng đã làm giảm thủ tục hành chính một cách tích cực nhất khi tích hợp 7 Giấy phép về môi trường hiện hành vào 1 Giấy phép. Công khai minh bạch thông tin về môi trường của Nhà nước và nhà đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời quy định đầy đủ, chặt chẽ về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với từng loại hình và khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, dân cư...

Luật cũng thể hiện quan điểm tăng cường ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường. Tiếp tục quy định chặt chẽ nhưng theo hướng tập trung, không dàn trải các hoạt động thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường, tăng cường giám sát theo phân nhóm và phân vùng môi trường. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ môi trường... trong đó quy định rõ Bộ TN&MT giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về môi trường, về quản lý chất thải rắn, chấm dứt việc phân mảnh quản lý Nhà nước về môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng.

Tăng cường ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường.      Ảnh: MH

Tổ chức thực hiện thống nhất, giảm sự phân mảng

Nhìn tổng thể Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã giảm tối đa sự phân mảng trong khâu tổ chức thực hiện quản lý môi trường, đặc biệt là trong quản lý chất thải rắn, theo đó Bộ TN&MT là cơ quan chủ trì quản lý. Hệ thống cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ tiếp được kiện toàn theo các quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước.

Nhà nước tiếp tục thực hiện việc thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ nhưng theo hướng tập trung, không dàn trải các hoạt động thanh tra, tăng cường giám sát theo phân nhóm và phân vùng môi trường.

Điều quan trọng là Luật đã xã hội hoá mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường. Nhà nước không ôm trong quản lý, bảo vệ môi trường mà thực hiện triệt để nguyên tắc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và quyền của mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng, cơ quan Nhà nước... Nhà nước chỉ đóng vai trò là cơ quan ban hành và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật; là trọng tài là cơ quan xử lý vi phạm...

Những cơ chế xã hội hoá quan trọng nhất mà Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã đề cập đến nhằm tăng cường năng lực giám sát cũng như đầu tư tài chính cho vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường đó là: Cơ chế trách nhiệm mở của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm, bao bì sau sử dụng; Cơ chế buộc phải ký quỹ; Cơ chế chi trả phục hồi môi trường; Bảo hiểm môi trường; Chi trả dịch vụ môi trường; Thu phí rác thải dựa trên lượng rác thải...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Khối thi đua số I và II Bộ TN&MT hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Ngày Đại dương Thế giới
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6) và Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2023, sáng 28/5 tại Thanh Hóa, các Khối thi đua số I, Khối thi đua số II Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT Thanh Hoá, UBND TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng.
  • Thời tiết ngày 28/5: Nam Bộ tiếp tục mưa to, Bắc Bộ nắng trở lại
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/5, thời tiết Nam Bộ nhiều mây, ngày nắng gián đoạn, trong ngày có mưa rào nhiều nơi. Riêng Bắc Bộ nắng nóng xuất hiện trở lại nhiều nơi.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Lào Cai: Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, Lào Cai có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó vai trò của các tổ chức, người dân đã được phát huy, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường tại địa phương ngày càng xanh - sạch - đẹp.
  • Ngày 25/5, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay 25/5, ở Bắc Bộ, khu vực phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
  • Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 99,5% trẻ em Việt Nam đối mặt với các cú sốc về khí hậu
    (TN&MT) - Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với mức trung bình 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO