Brazil huy động quân đội để chống lại nạn phá rừng Amazon tăng cao

Mai Đan | 10/05/2020, 16:04

(TN&MT) - Theo dữ liệu của chính phủ Brazil, nạn phá rừng nhiệt đới Amazon ở nước này đã tăng mạnh vào tháng 4 vì sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều nhà thực thi môi trường không thể làm việc và nước này chuẩn bị huy động quân đội để chống lại nạn khai thác gỗ bất hợp pháp.

Toàn cảnh trên không cho thấy nạn phá rừng Amazon gần Porto Velho, bang Rondonia, Brazil vào ngày 17/9/2019. Ảnh: Reuters

Dữ liệu vệ tinh sơ bộ từ Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Brazil (INPE) cho biết, nạn phá rừng Amazon ở Brazil đã tăng 64% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước.

Theo dữ liệu của INPE, trong 4 tháng đầu năm nay, nạn phá rừng Amazon tăng 55% so với năm ngoái đến 1.202 km2.

Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và các nhà khoa học cho biết việc bảo tồn cánh rừng này là rất quan trọng để hạn chế sự nóng lên toàn cầu vì lượng khí nhà kính lớn mà rừng hấp thụ.

Sự phá hủy rừng Amazon đã tăng lên mức cao trong 11 năm vào năm ngoái và tiếp tục tăng cao vào năm 2020.

Sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 tạo ra những nỗ lực khó khăn để chống lại nạn phá rừng, với Cơ quan bảo vệ môi trường IBAMA của Brazil huy động ít nhà quản lý hơn vào lĩnh vực này do các rủi ro sức khỏe. Cơ quan này cho biết sẽ giảm số lượng nhân lực tại các khu vực có nguy cơ khác, ngoại trừ Amazon.

Paulo Barreto, nhà nghiên cứu cao cấp của Imazon - Viện phi lợi nhuận ở Amazon cho biết: “Đại dịch đã gây ra nhiều khó khăn vì rõ ràng có ít nhà quản lý hơn và những người khai thác bất hợp pháp không quan tâm đến virus ở vùng sâu vùng xa của Amazon”.

Khi nạn phá rừng tăng vọt, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro mới đây đã phê chuẩn quyết định triển khai các lực lượng vũ trang để ngăn chặn những người khai thác gỗ bất hợp pháp và chống nạn phá rừng và cháy rừng trong khu vực. Những người ủng hộ môi trường cho rằng biện pháp này có thể giúp ích trong thời gian ngắn nhưng không phải là một giải pháp lâu dài.

Các nhà quản lý của Ibama đã thất vọng khi nạn phá rừng tiếp tục gia tăng trong những tháng gần đây mặc dù mùa mưa hiện tại ở Amazon đang diễn ra – thời điểm giúp ngăn chặn các lâm tặc.

Carlos Nobre, nhà khoa học về khí hậu của khoa sau đại học Đại học Sao Paulo cho rằng các khu vực của Amazon - điểm nóng về nạn phá rừng như phía Nam bang Para - đã có lượng mưa cao hơn mức trung bình.

Nobre cảnh báo rằng những cơn mưa sẽ giảm trong 3 tháng tới khi mùa khô đến – khoảng thời gian là đỉnh điểm của nạn phá rừng trong hầu hết các năm.

Theo Tổng hợp từ Reuters
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Giới khoa học cảnh báo nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 0,2 độ C mỗi thập niên
Trong bản báo cáo khoa học về khí hậu cập nhật, 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã đạt mức "cao nhất mọi thời đại" và đang đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy.
Đừng bỏ lỡ
  • Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu: Nhiều loài có thể bị mất môi trường sống
    (TN&MT) - Nhóm nghiên cứu từ Đại học University College London (UCL) (Anh), Đại học Cape Town (Nam Phi), Đại học Connecticut (Mỹ) và Đại học Buffalo (Mỹ) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có khả năng đột ngột đẩy các loài vượt qua các điểm giới hạn khi nhiệt độ tại các khu vực địa lý nơi chúng sinh sống tăng đến mức không lường trước được.
  • Bengaluru (Ấn Độ) cần 363 triệu USD khắc phục hệ thống thoát nước
    (TN&MT) - Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa công bố một báo cáo cho thấy bang Bengaluru của Ấn Độ có thể cần gần 28 tỷ rupee (tương đương 362,7 triệu USD) để khôi phục mạng lưới thoát nước bị hư hại do sự phát triển bất động sản nhanh chóng, trong bối cảnh lũ lụt xảy ra nhiều lần đe dọa làm gián đoạn công việc và cuộc sống tại bang, trung tâm về công nghệ thông tin.
  • Thế giới cần lương thực, không cần thuốc lá
    Alice Achieng Obare, một nông dân làng Migori ở Tây Nam Kenya, cảm thấy như được giải thoát sau khi làng của cô dần từ bỏ nghề trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng đậu. Trong câu chuyện xúc động được chia sẻ lại trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Obare đã kể về những ngày tháng cả ngôi làng chìm trong khói thuốc từ quá trình sơ chế lá và thân cây thuốc lá, những giây phút cô run rẩy cầm trên tay tấm phim chụp lại hình ảnh lồng ngực cô đầy khói thuốc dù bản thân không hề hút thuốc lá. Mỗi vụ mùa thuốc lá kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 8 năm sau, trẻ nhỏ thay vì cắp sách đến trường thì phải đến ruộng trồng cây thuốc lá.
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
  • Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác
    Sự thúc đẩy kinh tế “xanh” của Mỹ và chính quyền các bang đang biến rác thành kho báu và trao cơ hội lớn cho các công ty xử lý rác.
  • Châu Á cần đoàn kết, hợp tác để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
    Việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới, do đó cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
  • Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
    (TN&MT) - Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác, và nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
  • Ấn Độ ra mắt loại hình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên thế giới: Phao cứu sinh cho người nghèo
    (TN&MT) - Trung tâm phục hồi thuộc quỹ Arsht-Rock, một tổ chức từ thiện ở Mỹ vừa hợp tác với công ty khởi nghiệp bảo hiểm vi mô Blue Marble và Hiệp hội phụ nữ tự doanh (SEWA) ở bang Gujarat (Ấn Độ) ra mắt chương trình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên trên thế giới trong tháng 5. Arsht-Rock là đơn vị trang trải phí bảo hiểm 10,3 USD cho mỗi người tham gia chương trình.
  • Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng sóng nhiệt ở châu Á gấp 30 lần
    (TN&MT) - Nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) vừa công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng phá vỡ kỷ lục ở Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan vào tháng trước ít nhất 30 lần.
  • Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức kỷ lục trong 5 năm tới
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm tới do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO