Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19

Hoàng Ngân | 24/06/2022, 18:21

(TN&MT) - Ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành Công văn số 3309/BYT-DP hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19.

tiem-vac-xin.jpg
Ảnh minh họa

Để thuận lợi trong quá trình tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng và trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại- mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả. 

Khẩn trương tổ chức triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm. 

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 -17 tuổi. 

Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên

Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ việc tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao. Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine Sputnik V. 

Vaccine tiêm là loại vaccine cùng với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA; hoặc vaccine Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell). 

Khoảng cách tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng. 

Liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. 

Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

Về tiêm liều nhắc lại lần 1- mũi 3 (không tính liều bổ sung) 

Đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vaccine và mũi bổ sung nếu có) 

Loại vaccine để tiêm cùng loại vaccine với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA; hoặc vaccine Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine mRNA. 

Khoảng cách tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. 

Liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vaccine Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 liều cơ bản). 

Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định

Về tiêm liều nhắc lại lần 2- mũi 4

Đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp. 

Loại vaccine để tiêm là vaccine mRNA (vaccine Pfizer hoặc Moderna); vaccine AstraZeneca; vaccine cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1); 

Khoảng cách ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1). 

Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3 thì tiêm sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3. 

Về tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 - 17 tuổi 

Đối tượng tiêm là trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (Mũi 1 và Mũi 2). Loại vaccine để tiêm là vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. 

Liều lượng tiêm là 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên. Khoảng cách ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (Mũi 2).

Người đã mắc COVID-19 thì tiêm sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng. 

Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi 

Loại vaccine để tiêm là cùng loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Liều lượng theo độ tuổi tương ứng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong đó:  Đối với vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi; đối với vaccine Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi 

Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 thì tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng. 

Bài liên quan
  • Chuẩn bị tốt công tác tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi
    Đó là chỉ đạo của ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo thành phố với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố và triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2022, sáng 14/4.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đà Nẵng: Tập huấn “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới”
Ngày 9/6, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác báo chí năm 2023 với chuyên đề: “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới” cho hơn 100 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá
    (TN&MT) - Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá dành cho các phóng viên, biên tập viên các báo, đài Trung ương và địa phương.
  • Yên Bái: 93% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh
    (TN&MT) - Đến hết năm 2022 dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng trên 600.000 người, đạt tỷ lệ 93%.
  • Quảng Trị: Tăng cường công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế
    (TN&MT) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký ban hành Công văn số 2192/UBND-KT ngày 12/5/2023 gửi các Sở: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở y tế về việc tăng cường công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
  • Mua sắm, cung ứng kịp thời các vaccine tiêm chủng mở rộng
    Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 183/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc đấu thầu mua sắm thuốc tại Bộ Y tế và các địa phương.
  • Cơ chế khám chữa bệnh BHYT linh hoạt, bảo đảm quyền lợi người bệnh
    Chiều 16/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, đại diện UBND TP. Hà Nội, TPHCM… về hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Nghị định).
  • Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam từ bữa sáng đủ chất
    (TN&MT) - Ngày 26/4, trước thực trạng hầu hết trẻ em Việt Nam được ăn sáng nhưng khẩu phần ăn của trẻ chưa cung cấp đủ chất dinh dưỡng, Tập đoàn FrieslandCampina Việt Nam - nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan đã tiên phong đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Dinh dưỡng Quốc gia mang đến giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho bữa sáng của trẻ cũng như nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho học sinh tại Hội thảo Chuyên đề “Cải thiện dinh dưỡng bữa sáng cho trẻ em Việt Nam”.
  • Kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
  • Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam khởi động hành trình năm thứ 16 tại Quảng Ninh
    (TN&MT) - Vừa qua, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), Vinamilk và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam đã chính thức khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2023, năm thứ 16 của chương trình này. Năm 2023, Vinamilk và Quỹ sữa tiếp tục hỗ trợ gần 17.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được uống sữa với hơn 1,5 triệu hộp sữa có giá trị tương đương 10 tỷ đồng. Sự kiện có sự tham dự của Đoàn nữ đại biểu Quốc Hội khóa XV, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam và Vinamilk.
  • Điện Biên: Hai nạn nhân bị bỏng do tập tục đốt nương
    (TN&MT) - Từ đầu mùa khô năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ít nhất 4 vụ cháy rừng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ cháy rừng này là do người dân đốt nương làm rẫy. Tập quán đốt nương đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có cả tai nạn thương tâm đã xảy ra.
  • Căn bệnh khiến gần 22.000 chị em Việt Nam mắc mỗi năm: Chuyên gia khuyến cáo gì?
    Các chuyên gia ung thư nhấn mạnh ung thư vú là căn bệnh có tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 90% được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp; Trình độ chẩn đoán sớm và điều trị ung thư vú ở Việt Nam đang tiệm cận với các quốc gia có nền y học phát triển...
  • Hàng loạt sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị “tuýt còi”
    (TN&MT) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo khi hàng loạt sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO