Bộ TT&TT tập huấn phổ biến chính sách pháp luật và kỹ năng viết bài về dân tộc, tôn giáo

Trí Việt | 11/11/2021, 22:03

(TN&MT) - Ngày 11/11/2021, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ “Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật và kỹ năng viết bài về dân tộc, tôn giáo”.

Quang cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị tập huấn có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT; Bộ Ngoại giao; Bộ Quốc phòng; Ban Tôn giáo Chính phủ; Ủy ban Dân tộc… cùng đại diện các Sở TT&TT các tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc; cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại tại các Bộ, ban, ngành; phóng viên các cơ quan báo, đài Trung ương và Hà Nội...

Sáng ngày 11/11, Hội nghị dành thời gian cho nội dung tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật và kỹ năng viết tin, bài về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo cho đại diện các Sở TT&TT các tỉnh/thành phố, cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền và đội ngũ phóng viên.

Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết số 287/QĐ-BTTTT về việc ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục, pháp luật về dân tộc, tôn giáo cho công chức, viên chức các Sở TT&TT các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, đội ngũ phóng viên, biên tập viên các báo, đài Trung ương và địa phương,… Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị nhằm tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; sự đóng góp của cộng đồng các dân tộc thiểu số, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào việc xây dựng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam; đồng thời, tuyên truyền chính sách, pháp luật và chấp hành chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở các khu vực dân cư, tổ chức, vùng miền…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ TT&TT cho biết, Hội nghị được Bộ TT&TT tổ chức với mục tiêu chung là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc, bản sắc, văn hóa dân tộc, truyền thống lịch sử, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo; Tăng cường những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Hồ Hồng Hải phát biểu khai mạc hội nghị

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Hồ Hồng Hải bày tỏ mong muốn Hội nghị sẽ góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn của xã hội về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và các chính sách, pháp luật về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; Giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; Tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân; Đưa thông tin, hình ảnh về Việt Nam và dân tộc Việt Nam đến cộng đồng thế giới.

Nội dung Hội nghị sáng 11/11 tập trung vào hai chuyên đề: Chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước của Việt Nam về tôn giáo và một số kỹ năng thông tin trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo do đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ trình bày và Chuyên đề về công tác dân tộc trong tình hình mới do đại diện Uỷ ban dân tộc trình bày.

Thông qua Hội nghị, các đại biểu sẽ có thêm thông tin, kiến thức về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo và truyền thông về lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chiều cùng ngày, Hội nghị tập huấn nội dung phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ biên giới của Tổ quốc năm 2021 ở khu vực phía Bắc. Tham dự Hội nghị tập huấn có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT; Bộ Ngoại Giao; Bộ Quốc phòng; đại diện các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố phía Bắc và các cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại tại các Bộ, ban, ngành; Lãnh đạo cơ quan báo chí và phóng viên các cơ quan báo, đài Trung ương và Hà Nội...

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Hường, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) và Đại tá Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng) đã trình bày các nội dung về: Tình hình biên giới, lãnh thổ từ đầu năm 2021 đến nay và chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ; Tình hình thực thi pháp luật ở khu vực biên giới, triển khai pháp luật của Bộ đội Biên phòng ở biên giới và tình hình thực hiện của nhân dân.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ TT&TT Hồ Hồng Hải cho biết, Nghị quyết 33NQ-TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia đã xác định: Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, dựa vào dân, lấy dân làm gốc.

Để có cơ sở đổi mới, nâng cao công tác thông tin tuyên, thông tin đối ngoại về xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 5/8/2020 về việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 1551QĐ-BTTTT ngày 11/9/2020 của Bộ Trưởng Bộ TT&TT để triển khai các nội dung cụ thể của Quyết định 119QQĐ-TTg.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng nhận thấy cần đặc biệt quan tâm tới công tác phổ biến chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ biên giới tổ quốc, nhất là đối với các đối tượng là cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, những người đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến pháp luật, chính sách thông qua công việc, bài viết, phóng sự để lan tỏa tới mọi tầng lớp nhân dân.

Thông qua Hội nghị, Bộ TT&TT mong muốn các đại biểu nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới; Việc hoàn thành xây dựng đường biên giới rõ ràng, chính xác, hiện đại, có giá trị pháp lý đối với sự phát triển của mỗi nước và hòa bình, ổn định của khu vực; Tình hình thực hiện pháp luật tại các tỉnh có đường biên giới trong thời gian vừa qua.

Hội nghị là đợt sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các nhân trên các lĩnh vực pháp luật, đại đoàn kết, chủ quyền biên giới quốc gia… để hiện thực hóa trong thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo công tác tuyên truyền đúng định hướng, chủ trương, đường lối, của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và văn hóa của dân tộc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Quốc hội chất vấn nội dung giảm nghèo, di cư và nguồn vốn cho phát triển vùng đồng bào dân tộc
    Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình làm việc, Quốc hội chất vấn thành viên Chính phủ nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Dân tộc.
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và chung tay xây dựng nông thôn mới”
    (TN&MT) - Ngày 24/5, tại chùa Cam Lộ (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra hội nghị sơ kết công tác xây dựng, nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) và chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)”.
  • Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO