Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải trình thêm về phát triển giao thông, vận tải

29/10/2018, 14:41

(TN&MT) - Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 29/10, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã phát biểu giải trình các vấn đề đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm về phát triển giao thông, vận tải

Tiếp thi và giải trình một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã phát biểu trong mấy ngày hôm qua, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, các ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước gửi về hội trường Quốc hội để góp ý về công tác phát triển giao thông, vận tải đều đúng và trúng. “Tuy nhiên, khả năng nguồn lực quốc gia có hạn, do đó chúng tôi xin thay mặt bộ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, nhất là những công trình dự án liên vùng, các công trình khai thác tiềm năng thế mạnh của các khu vực” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói và khẳng định, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành để cố gắng tham mưu Chính phủ để thực hiện một cách tốt nhất.

BT Thể
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã phát biểu giải trình các vấn đề đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm ​​​​​. Ảnh: Quốc Khánh 

Riêng mấy ngày hôm nay, các đại biểu Quốc hội cũng như đồng bào và cử tri cả nước rất quan tâm đến 2 dự án trọng điểm quốc gia là đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông và sân bay quốc tế Long Thành, cũng có nhiều ý kiến yêu cầu làm rõ tiến độ cũng như tình hình giải ngân của các dự án này bởi vì Quốc hội đã bố trí ngân sách… Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải trình làm rõ 2 nội dung này

Về tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đây là một trong hai dự án trọng điểm quốc gia và có thể nói Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành và Chính phủ xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bộ trưởng cho biết ngành GTVT đã rất tập trung cho dự án này để cố gắng đẩy nhanh tiến độ.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, cử tri cả nước cũng thấy, trong thời gian 3 năm vừa qua, Bộ GTVT đã tiếp 112 đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kể cả Ủy ban kiểm tra Trung ương. Trong các kết luận có yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ và các bộ, ngành phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật. “Do đó, dự án này chúng tôi thực hiện đúng trình tự, thủ tục của pháp luật quy định và không được quyền sai sót bất cứ khâu nào để làm sao đảm bảo công trình dự án chúng ta vừa đảm bảo tiến độ theo quy định, đảm bảo chất lượng nhưng cũng phải đúng trình tự, thủ tục” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Theo Bộ trưởng GTVT, để thực hiện dự án này, sau khi Quốc hội có chủ trương thì ngày 22/10/2017, Chủ tịch Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 52 về chính thức triển khai dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông, sau đó trong tháng 12 Chính phủ giao trách nhiệm cho các bộ, ngành trong đó có Bộ Giao thông vận tải. Sau khi có ý kiến chính thức của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải phải tiến hành đấu thầu, tư vấn lập dự án. Khi đấu thầu thì mất thời gian khoảng 2 tháng để chúng ta lựa chọn các nhà tư vấn phù hợp để bố trí. Bộ trưởng cho biết, Công tác lập, phân bổ dự án cũng mất rất nhiều thời gian và tất cả những công việc này, tư vấn đã làm hết sức khẩn trương.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết thêm: Đến thời điểm này, Bộ GTVT đã phê duyệt 5 dự án. 5 dự án còn lại đang trình Chính phủ, khi Chính phủ thống nhất chúng tôi về sẽ phê duyệt dự án có nghĩa đầu tháng 11, 5 dự án còn lại Bộ Giao thông vận tải sẽ phê duyệt. Như vậy, đến đầu tháng 11 chúng ta phê duyệt được 10 dự án còn 1 dự án chậm là cầu Mỹ Thuận 2, đây là cây cầu lớn phải đấu thầu và lập lâu. “Chúng tôi cố gắng trong năm 2018 là 11 dự án này được phê duyệt, sau khi phê duyệt chúng tôi làm đúng trình tự thủ tục để sau này thanh tra, kiểm toán còn kiểm tra” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Về sân bay quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: Kỳ họp tháng 10/2017 sau khi Quốc hội thống nhất tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án riêng, Chính phủ và Quốc hội có Nghị quyết số 54 ngày 24/11/2017 giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Bộ GTVT thực hiện.

Như vậy, Bộ GTVT thực hiện song song 2 nhiệm vụ, UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương hoàn thành dự án giải phóng mặt bằng để trình Chính phủ phê duyệt, sau khi phê duyệt mới bắt đầu tiến hành kiểm đếm và chi trả.

Bộ GTVT phải đấu thầu quốc tế để lập dự án khả thi cho sân bay quốc tế Long Thành. Tiến độ giải phóng mặt bằng tháng 3/2018, UBND tỉnh Đồng Nai trình Chính phủ, Chính phủ tổ chức thẩm định và góp ý. Tháng 7/2018 UBND tỉnh Đồng Nai trình lần 2.

Bộ trưởng cho biết, hiện nay 25 thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia thống nhất ý kiến và hồ sơ đang trình Chính phủ, đầu tháng 11/2018, Chính phủ sẽ phê duyệt dự án. Sau đó UBND tỉnh Đồng Nai căn cứ vào đó tiến hành kiểm đếm và sử dụng tiền bố trí để giải phóng mặt bằng, tiến độ là như vậy.

Riêng Bộ GTVT đã đấu thầu quốc tế, lập dự án tổng thể giai đoạn 1 cho sân bay quốc tế Long Thành từ tháng 1 đến tháng 6, vì chúng ta đấu thấu quốc tế, tháng 6 mới ký hợp đồng chính thức lập dự án. Như vậy, liên doanh 5 nhà thầu, trong đó có 3 nhà thầu của Nhật Bản và 2 nhà thầu trong nước đang thực hiện khẩn trương công tác lập dự án. Theo kế hoạch chúng tôi sẽ hoàn thành vào tháng 7/2019, tháng 3/2019 sẽ hoàn thành đánh giá tác động môi trường, cuối cùng tháng 10/2019 cố gắng báo cáo Quốc hội.

“Nói chung 2 dự án đến thời điểm này chúng tôi tập trung khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án thiết kế, do đó kinh phí được bố trí nhưng chưa sử dụng được. Tháng 11/2018 nếu Chính phủ phê duyệt được dự án giải phóng mặt bằng chúng ta sẽ sử dụng khoản 23.000 tỷ bố trí cho giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ bắt đầu sử dụng số tiền này” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay.

Riêng 55.000 tỷ đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tháng 1/2019 sau khi chúng tôi bàn giao mặt bằng cho các địa phương, các địa phương sẽ khẩn trương chọn từng đoạn đơn giản nhất để chúng ta lập trước và phê duyệt thì lúc đó hơn 14.000 tỷ giải phóng mặt bằng mới bắt đầu chi trả. Hơn 27.000 tỷ nhà nước đầu tư vào 654 km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông phải đến tháng 9 sau khi chúng tôi đấu thầu chọn được nhà thầu quốc tế hoặc nhà thầu trong nước tham gia 8 dự án vốn đối tác công tư thì lúc đó 27.000 tỷ mới bắt đầu chi trả theo tiến độ thực hiện… “Chúng tôi tham mưu cho Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương cố gắng thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình đối với hai dự án trọng điểm quốc gia” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin.

Về các ý kiến liên quan đến các vấn đề, đặc biệt là liên kết vùng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ GTVT đang triển khai lập đề án phát huy cảng Lạch Huyện cho khu vực phía Bắc, tức là gồm cả kết nối giao thông và lộ trình đầu tư, các điều kiện để chúng ta khai thác tốt cảng Lạch Huyện cũng như xây dựng các công trình kết nối. Riêng Cái Mép - Thị Vải, chúng tôi đang chỉ đạo lập một đề án riêng để trình Chính phủ, sau đó trình Quốc hội. Khi có nguồn lực chúng ta mới hình thành được các tuyến đường kết nối để phát huy được các cảng biển này.

Riêng cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện nay bộ đã phối hợp với các tỉnh điều chỉnh lại quy hoạch giao thông của khu vực Long Thành, cố gắng khi hình thành được sân bay 100 triệu hành khách/năm thì toàn bộ hệ thống giao thông phải được đầu tư kết nối và hoạt động đồng bộ, tránh tình trạng như sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay. Giao thông liên kết vùng, chúng tôi đánh giá là khu vực miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc hiện nay, hệ thống giao thông đang rất yếu kém, chúng tôi đang làm việc với các tỉnh cố gắng chọn mỗi tỉnh, khu vực những công trình, dự án quan trọng nhất cho khu vực để chúng tôi lập kế hoạch cho nhiệm kỳ 2020 - 2025.

“Hy vọng, sau nhiệm kỳ này, chúng tôi mới có khả năng, điều kiện tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ để điều chỉnh quy hoạch giao thông và lộ trình đầu tư, cố gắng làm sao hệ thống giao thông đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Bài liên quan
  • ĐBQH Dương Minh Tuấn: Tăng cường kết nối để phát triển kinh tế biển
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội trường sáng 26/10 Đại biểu Dương Minh Tuấn – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị: “Kết nối để phát triển kinh tế biển là hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, để từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển”

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang
    (TN&MT) - Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
  • Honda Việt Nam: Trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh năm học 2023 - 2024
    Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực của chương trình “Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một” do Công ty Honda Việt Nam, Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai trên toàn quốc từ năm 2018 đến 2020.
  • EVNNPT tăng cường hợp tác với Ngân hàng Thế giới
    Vừa qua, tại Hà Nội, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã có buổi làm việc với bà Zayra Romo - Trưởng nhóm cơ sở hạ tầng Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - Ngân hàng Thế giới (WB) về khả năng hợp tác trong các lĩnh vực.
  • Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Vĩnh Hy: Hướng tới sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên
    Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, có quy mô 64,65 ha. Dự án được thiết lập với mục tiêu xây dựng khu du lịch sinh thái kết hợp khu nghỉ dưỡng khai thác hợp lý lợi thế về cảnh quan, thân thiện và tôn trọng hiện trạng môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh Ninh Thuận và Vườn Quốc gia Núi Chúa. Đồng thời cung cấp những dịch vụ du lịch chất lượng cao, có bản sắc riêng, hướng tới sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững.
  • NCSP hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1
    Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) đã hoàn thành thắng lợi công tác bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí Nam Côn Sơn 1 và Nhà máy xử lý khí NCSP năm 2023. Đây là công tác được thực hiện định kỳ 2 năm/lần nhằm đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống đường ống khí Nam Côn Sơn.
  • Bát Xát – Lào Cai: Nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi
    (TN&MT) - Những năm qua, để công tác giảm nghèo đi vào thực tế và bền vững huyện Bát Xát( Lào Cai) đã cùng với người dân tích cực triển khai các dự án phát triển kinh tế. Từ đó nhân rộng mô hình giảm nghèo theo hướng góp vốn đối ứng, phát huy được hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng chính sách.
  • Kinh tế Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn
    Kinh tế Quảng Nam trải qua 9 tháng đầu năm 2023 trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi. Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh (SXKD) gặp không ít khó khăn, chủ yếu là do kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn hậu Covid-19, nhu cầu thị trường giảm sút; mặc dù ngành du lịch, dịch vụ có khởi sắc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn…
  • Vietsovpetro: Nâng cao sức mạnh truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp
    Với mục tiêu nâng cao kiến thức nền tảng về truyền thông trong doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng văn hóa doanh nghiệp và kết nối đội ngũ truyền thông nội bộ, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã tổ chức Hội thảo “Sức mạnh của Truyền thông nội bộ và Văn hóa doanh nghiệp”.
  • Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng 33 năm thành lập PV GAS
    Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/09/1990 - 20/09/2023), các đơn vị trực thuộc Tổng công ty đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ công nhân viên, người lao động (CBCNV-NLĐ).
  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trầm lắng
    (TN&MT) - Thời gian qua, phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng gồm biệt thự, nhà phố/shophouse, condotel gần như gặp khó khăn nhất trên thị trường BĐS. Ngoài việc khó khăn về pháp lý thì thanh khoản thấp, hàng tồn kho cao, khiến nhiều chủ đầu tư đuối sức.
  • Thanh Hóa: Khát vọng làm giàu từ mô hình trồng rừng
    Chính sách giao khoán trồng rừng kết hợp chăn nuôi là điểm sáng trong công tác xoá đói giảm nghèo tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Mô hình đang được Cựu chiến binh Lê Văn Bình vận dụng hiệu quả, phủ xanh đồi trọc, góp phần phát triển kinh tế bền vững, ổn định thu nhập cho nhiều lao động địa phương.
  • Thái Bình đa dạng kênh cho vay vốn giúp hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Nhận thức rõ điều này, tín dụng chính sách luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, nhờ đó công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật giúp các hộ nghèo thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, đồng thời ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao.
  • Xí nghiệp Cơ điện Vietsovpetro: Thực hiện thành công dịch vụ sửa chữa tuyến cáp điện ngầm STV CPP - SVNE
    Vừa qua, Xí nghiệp Cơ điện (XNCĐ, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro) đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Vietsovpetro thực hiện thành công dịch vụ sửa chữa tuyến cáp điện ngầm cùng cáp quang từ giàn Sư Tử Vàng CPP cấp cho giàn Sư Tử Vàng Đông Bắc (SVNE).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO