Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh: Phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ

Ngọc Trâm | 14/07/2021, 18:56

(TN&MT) - Đó là yêu cầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 của Ủy ban Dân tộc diễn ra chiều ngày 14/7. Dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị, tham dự có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban.

Báo cáo tóm tắt kết quả sơ kết 6 tháng đầu năm của Ủy ban Dân tộc, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tác động toàn diện tới kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh cả nước, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã linh hoạt, chủ động, động, tích cực đổi mới nội dung, phương thức thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành, địa phương nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao trong công tác dân tộc.

Báo cáo kết quả sơ kết công tác dân tộc trong 6 tháng đầu năm cho thấy, Ủy ban Dân tộc đã chỉ đạo các Vụ, đơn vị triển khai thực hiện 351 nhiệm vụ, trong đó có 8 Đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 168 nhiệm vụ thường xuyên; 175 nhiệm vụ phát sinh giao tại các văn bản và Thông báo Kết luận. Đồng thời, Ủy ban đã ban hành 1.104 văn bản các loại. Lãnh đạo Ủy ban đã chủ trì nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo và làm việc với các địa phương, các tổ chức, cá nhân phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Năm 2021, Ủy ban Dân tộc được giao nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 8 chương trình, đề án. Trong đó, có 4 chương trình, đề án trình trong 6 tháng đầu năm 2021: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình MTQG phát triển - kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Danh sách các dân tộc gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù năm 2021 - 2025; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức vốn đầu tư ngân sách Trung ương hỗ trợ Chương trình MTQG phát triển - kinh tế…

Bên cạnh đó, công tác theo dõi, nắm tình hình vùng DTTS và miền núi, công tác tiếp dân, thanh tra và phòng chống tham nhũng được thực hiện thường xuyên, đôn đốc theo dõi sát sao, thực hiện đúng quy định. Hợp tác quốc tế về công tác dân tộc được đẩy mạnh; Tổ chức hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả; Công tác xây dựng, giao kế hoạch và dự toán ngân sách có nhiều đổi mới. Các chủ trương, công tác lớn, quyết định quan trọng đều được bàn bạc thấu đáo và nhất trí cao trong tập thể cơ quan Ủy ban Dân tộc.

Trên cơ sở kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, để Chương trình công tác năm 2020 và những năm tiếp theo đạt được các mục tiêu đề ra, tập thể lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã đề ra 11 nhiệm vụ tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện: Trọng tâm là phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan bổ sung hoàn thiện các đề án, chính sách đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021; Đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình KH&CN quốc gia giai đoạn 2021 - 2025…

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự, lãnh đạo các Vụ, đơn vị đều thống nhất với Báo cáo tóm tắt sơ kết 6 tháng đầu năm của Ủy ban Dân tộc. Đồng thời trao đổi, bày tỏ những khó khăn, hạn chế trong công tác thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị, địa phương như: Do yếu tố khách quan dịch bệnh Covid-19 nên các đơn vị còn hạn chế trong việc nắm tình hình địa phương, khu vực quản lý khiến công tác báo cáo, tổng hợp chậm trễ; Cần làm rõ cơ cấu nguồn vốn, phương án sử dụng vốn phân bổ, các văn bản, quy trình triển khai, nhiệm vụ phối hợp giữa các đơn vị thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội; đề xuất phương án chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ đáp ứng tình hình thực tế hiện nay; phân công lại đơn vị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh kết luận tại Hội nghị

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A lềnh đánh giá cao các Vụ, đơn vị trong 6 tháng đầu năm 2021 đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đúng tiến độ được giao, mặc dù trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19. Đồng thời, ghi nhận những ý kiến đóng góp, đề xuất của các đại biểu tham dự đã góp phần hoàn thiện Báo cáo.

Trong công tác dân tộc tình hình mới, Bộ trưởng cho rằng, có rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra với nhiều nhiệm vụ nặng nề, có thể phát sinh thêm hàng hoạt các nhiệm vụ mới, cần sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ phát sinh; Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, đảm bảo thực hiện có hiệu quả và đúng quy trình; Cần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động; Tiếp tục quán triệt sâu sắc thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, các Kế hoạch, Chỉ thị, hướng dẫn... của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong công việc;...

Tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng DTTS và miền núi. Rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh, cần nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Liên quan đến công tác phân công nhiệm vụ cụ thể, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo Văn phòng điều phối đề xuất, lên danh mục hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở đó phân công cho từng Vụ, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào
    (TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Đặc sắc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer
    (TN&MT) - Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer - là Tết tràn đầy hy vọng, niềm vui và niềm tin, là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc...hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu.
  • Nghệ An: Hàng nghìn phật tử tham dự Đại lễ Phật đản tại chùa Viên Quang
    Ngày 21/5/2023, chùa Viên Quang, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã long trọng tổ chức đại lễ Phật đản phật lịch 2567 với sự tham gia của Chư Tôn Đức, các vị đại biểu và hơn 4.000 quý Phật tử và nhân dân.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO