Bộ TN&MT kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19

Phạm Oanh | 10/08/2021, 05:27

(TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa trình Chính phủ Phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Những cải cách này sẽ là “cú hích” hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt cần vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19.

Đợt cải cách lớn nhất

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT cho biết, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Bộ TN&MT đã xây dựng và trình Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý. 

Theo đó, Bộ TN&MT đã rà soát, đánh giá kỹ lưỡng tất cả 178 TTHC hiện nay và đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 153/178 TTHC (chiếm 85% số lượng TTHC của lĩnh vực TN&MT). Theo tính toán, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC của Bộ TN&MT đã giúp tiết kiệm được 131.622.701.000 đồng – tương đương 21,9% tổng chi phí tuân thủ TTHC trong lĩnh vực TN&MT.

Ngoài ra, Bộ TN&MT đã thực hiện việc thống kê, cập nhật đầy đủ và công khai dữ liệu các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý, kèm theo tính toán chi tiết chi phí tuân thủ các quy định này trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Đồng thời, Bộ đang tích cực rà soát, xây dựng kế hoạch giảm tối đa số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TN&MT. Cơ sở dữ liệu này sẽ tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp khi tra cứu thông tin, thủ tục hành chính, chi phí thủ tục… liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh thuộc sự quản lý của Bộ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chủ động, tiết kiệm thời gian, chi phí khi thực hiện các  thủ tục hành chính.

Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo ông Phan Tuấn Hùng, đây là đợt cải cách lớn nhất, mang tính hệ thống, phạm vi ảnh hưởng rộng và toàn diện nhất từ trước đến nay. Những cải cách này sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh rõ ràng, minh bạch, chi phí tuân thủ thấp, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19.

Đẩy mạnh tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân, doanh nghiệp

Ngay trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ đã đẩy mạnh công tác tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị cụ thể của các doanh nghiệp, địa phương. Trong đó, riêng quý I, Bộ nhận được 784 lượt đơn thư (tương ứng với 388 vụ việc), trong đó gồm: 745 đơn thuộc lĩnh vực đất đai, 16 đơn thuộc lĩnh vực môi trường và 13 đơn thuộc lĩnh vực khoáng sản. Hầu hết các phản ánh đã được Bộ xử lý theo đúng quy định.

Mặt khác, đường dây nóng của Bộ quản lý đã tiếp nhận 45 thông tin của người dân, đã phát hành 04 công văn yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý theo quy định; đối với 41 thông tin có nội dung liên quan đến khiếu nại, kiến nghị, hỏi đáp đã được cán bộ tiếp nhận, hướng dẫn trực tiếp cho công dân.

Không những thế, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, việc tiếp nhận TTHC tại Văn phòng một cửa Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện đúng quy định, không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân đến làm thủ tục.

Với việc tiếp nhận, xử lý nhanh gọn, đúng quy trình các ý kiến phản ánh của người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục pháp lý, tháo gỡ vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, phục hồi và phát triển sau những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Ngoài ra, trong 6 tháng qua, Bộ TN&MT đã gấp rút triển khai kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cần ban hành, tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành. Trong đó phải kể đến việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2021 quy định cụ thể về việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, với thủ tục hành chính được nghiên cứu, ban hành phù hợp thực tiễn như: Giao khu vực biển; Công nhận khu vực biển; Trả lại khu vực biển; Gia hạn thời hạn sử dụng khu vực biển; Sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển; bao gồm thẩm quyền Trung ương và Địa phương….

Theo đánh giá của các chuyên gia, quy định mới giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc thực tế mà các cá nhân, doanh nghiệp đang gặp phải. Tạo điều kiện thuận lợi, phát huy giá trị trong hoạt động khai thác tài nguyên biển.

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2021, Bộ tập trung tăng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến cung cấp ở mức độ 4; tiếp tục tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tăng các dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng; tăng tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành của Bộ…       

Triển khai phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021-2025, Bộ TN&MT dự kiến sẽ trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền 19 VBQPPL, trong đó có 12 Nghị định và 07 Thông tư của Bộ trưởng Bộ TN&MT. Dự kiến Bộ sẽ sử dụng hình thức một VBQPPL sửa đổi, bổ sung nhiều VBQPPL và thực hiện theo trình tự thủ tục rút gọn để đẩy nhanh việc thực thi phương án.

 

Bài liên quan
  • Một số giải pháp và chính sách kích cầu ngành du lịch Điện Biên sau đại dịch Covid -19
    (TN&MT) - Đại dịch Covid -19 có tác động rất lớn đến việc tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và Điện Biên nói riêng. Làm ảnh hưởng xấu đến nhiều lĩnh vực thương mại và dịch vụ, đặc biệt đối với ngành du lịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh như hiện nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, kéo dài và chưa có vắc –xin để miễn dịch cộng đồng thì việc vừa phát triển kinh tế vừa phòng bệnh là một làm mà hầu hết các địa phương đều phải tính đến, trong đó có ngành du lịch Điện Biên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Vietcombank – Kỷ niệm 60 năm và đón nhận Anh hùng Lao động
    Sáng 31/3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
  • Loạt ưu đãi và hỗ trợ tài chính chưa từng có của Đất Xanh Miền Trung trong dịp sinh nhật 12 năm
    Hỗ trợ lãi suất trong 5 năm, chiết khấu lên đến 12% cho các sản phẩm nhà ở đẳng cấp, đặc quyền sử dụng miễn phí hệ sinh thái Regal… là những chính sách khủng được Đất Xanh Miền Trung ban hành trong dịp kỉ niệm 12 năm thành lập (8/04/2011 - 8/04/2023).
  • Ngân hàng hạ lãi suất, bất động sản tan băng
    Thời gian gần đây nhiều ngân hàng thương mại liên tục giảm lãi suất cho vay, theo các chuyên gia đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản.
  • Khen thưởng đột xuất các Đội QLTT trên địa bàn TP. Hà Nội
    Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các Đội Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra kiểm soát thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đã trực tiếp trao tặng giấy khen cho 02 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc.
  • Nhiệt điện Phú Mỹ hưởng ứng tháng thanh niên 2023
    Vừa qua, Liên Chi đoàn Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ đã lập kế hoạch triển khai nhiều chương trình hoạt động tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Đoàn, các hoạt động chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023); tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa.
  • Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới
    Hai giải thưởng lớn World Travel Award hay tạp chí du lịch hàng đầu Travel + Leisure liên tiếp gọi tên nàng thơ bãi Dài Ana Mandara Cam Ranh cho các hạng mục đề cử tại mùa giải năm 2023.
  • Bố trí vốn đối ứng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 30/3/2023 về việc bố trí vốn đối ứng của Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
  • Tạo điều kiện để tiếp cận và đầu tư BĐS tại Phú Thọ
    (TN&MT) - UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản số 889/UBND-CNXD yêu cầu các cơ quan trên địa bàn thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản.
  • PV GAS: Gửi tặng gần 400 áo dài cho các cô giáo vùng sâu, vùng xa
    (TN&MT) - Nhằm đẩy mạnh các hoạt động trong “Tuần lễ Áo dài” - Tháng 3/2023 và Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ, Ban Nữ công Công đoàn Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng tươi vui và ý nghĩa. Qua đó, chị em phự nữ PV GAS đã quyên góp và ủng hộ gần 400 bộ áo dài/áo dài cho các cô giáo vùng sâu, vùng xa.
  • Petrovietnam: Thúc đẩy NMNĐ Thái Bình 2 vận hành thương mại ngày 1/5/2023
    (TN&MT) - Ngày 30/3, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Hoàng Quốc Vượng dẫn đầu đoàn công tác Tập đoàn kiểm tra tiến độ vận hành chạy thử Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, chủ trì giao ban công trường tại nhà máy.
  • Bac A Bank giảm lãi suất vay, tiếp sức kinh doanh
    Hưởng ứng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất, tạo điều kiện để Khách hàng cá nhân dễ dàng tiếp cận các khoản vay phục vụ kinh doanh, tối ưu cơ hội đầu tư phát triển, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai Chương trình ưu đãi tín dụng “Tiếp sức kinh doanh” áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh.
  • PV GAS: Xanh hóa nguồn nhiên liệu cho phát triển
    (TN&MT) - Ngành công nghiệp Khí Việt Nam, mà PV GAS là đơn vị dẫn dắt, đang bước vào giai đoạn mới. Để duy trì và tiếp nối chuỗi phát triển của mình, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã đưa các sản phẩm năng lượng xanh, thân thiện môi trường ra thị trường... Đây cũng là những hướng đi chiến lược mà PV GAS chú trọng để hưởng ứng các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.
  • Petrovietnam: Sẵn sàng cho cuộc đại chuyển dịch năng lượng
    (TN&MT) - Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng để tạo ra một xã hội trung tính với các-bon, thực hiện cam kết giảm thải khí nhà kính theo tinh thần Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đang tích cực, chủ động xây dựng chiến lược cũng như kế hoạch hành động cho cuộc đại chuyển dịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
  • Petrolimex: Tích cực đầu tư cho chuyển đổi năng lượng
    (TN&MT) - Chuyển đổi năng lượng là lĩnh vực được chọn làm trọng điểm trong thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” tại Việt Nam. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã và đang thực hiện xanh hóa sản phẩm, chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • PVFCCo: Phát động thi đua sáng tạo bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Phú Mỹ
    (TN&MT) - Nhằm thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) trong năm 2023 là bảo dưỡng tổng thể (BDTT) Nhà máy Đạm Phú Mỹ, các tổ chức Đoàn thể bao gồm Công đoàn, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Tổng Công ty đã tổ chức lễ phát động “Phong trào thi đua 30 ngày đêm lao động sáng tạo BDTT Nhà máy Đạm Phú Mỹ năm 2023”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO