Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Mai Đan | 29/03/2023, 19:16

(TN&MT) - Chiều 29/3, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp để giải quyết một số nội dung khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực quản lý và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Huỳnh Minh Tuấn chủ trì buổi làm việc.

_mg_0327.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu tại cuộc họp

Tại buổi làm việc, ông Hồ Thanh Phương - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp cho biết: Đối với việc tạm ứng kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện thủ tục thăm dò, đánh giá trữ lượng, UBND tỉnh kiến nghị Bộ TN&MT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho UBND tỉnh Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh để tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng, lập ĐTM... đối với các mỏ mới (dự kiến khoảng 12 khu mỏ mới), để rút ngắn thời gian trong khi chờ Quy hoạch tỉnh được duyệt.

Sau khi Quy hoạch tỉnh được duyệt sẽ tổ chức đấu giá hay lựa chọn đơn vị khai thác phục vụ công trình đầu tư công, nhằm kịp thời đáp ứng nguồn vật liệu cho nhu cầu rất lớn của các công trình hiện nay. Đơn vị trúng đấu giá hay được lựa chọn thực hiện khai thác sẽ hoàn trả lại toàn bộ chi phí mà UBND tỉnh Đồng Tháp đã tạm ứng ngân sách tỉnh để tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng, lập ĐTM…như đã nêu trên, đảm bảo không thất thoát nguồn ngân sách nhà nước.

Về việc xử lý các mỏ cát đang hoạt động khai thác, vẫn còn trữ lượng được phê duyệt ngay thời điểm Quy hoạch tỉnh được duyệt, UBND tỉnh kiến nghị Bộ TN&MT có văn bản hướng dẫn về hướng xử lý (trường hợp tiếp tục gia hạn khai thác đến hết trữ lượng hoặc dừng để tiến hành đấu giá quyền khai thác) đối với các mỏ cát đang hoạt động khai thác, vẫn còn trữ lượng được phê duyệt ngay thời điểm Quy hoạch tỉnh được duyệt.

Về công tác nạo vét các bãi bồi, cồn nổi nhằm chỉnh trị dòng chảy, kết hợp thu hồi sản phẩm nạo vét, UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Bộ TN&MT có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện đấu giá, hoặc lựa chọn đơn vị (nhà thầu) thực hiện dự án; thành phần hồ sơ và các bước triển khai thực hiện,… nhằm đảm bảo tính pháp lý và đáp ứng yêu cầu cấp bách của địa phương.

Đối với việc áp dụng cơ chế đặc thù cho cao tốc Cao Lãnh - An Hữu và cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh kiến nghị Bộ TN&MT trình Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù cho cao tốc Cao Lãnh - An Hữu và cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tương tự như các cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (áp dụng theo Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội).

_mg_0279.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Huỳnh Minh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc

Về hướng dẫn thực hiện các thủ tục mỏ theo cơ chế đặc thù, UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Bộ TN&MT hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự thực hiện, các nội dung cần thực hiện trước khi đăng ký xác nhận khối lượng, công suất, thiết bị,… trong việc thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội, để đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Nhà nước và các quy định của pháp luật.

Về trữ lượng khảo sát tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, để có thêm trữ lượng xem xét cấp phép khai thác trong giai đoạn hiện nay, trong khi Quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt, UBND tỉnh kiến nghị Bộ TN&MT trình Chính phủ có ý kiến cho phép sử dụng phần trữ lượng đã khảo sát nêu trên để xem xét cấp phép khai thác phục vụ các công trình cấp bách, trọng điểm của khu vực và địa phương (ứng trước trữ lượng khảo sát trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050).

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Cục Khoáng sản Việt Nam, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ Pháp chế đã trả lời các kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Tháp theo quy định của Luật Khoáng sản và các pháp luật liên quan.

Thông qua báo cáo của các đơn vị chuyên môn của UBND tỉnh Đồng Tháp và ý kiến của các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Thứ trưởng Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn đã trao đổi và giải đáp những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

_mg_0342(1).jpg
Quang cảnh cuộc họp

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho rằng UBND tỉnh cần tuân thủ triệt để các quy định của Luật Khoáng sản và các Nghị định liên quan.

Thứ trưởng yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan ra thông báo kết luận các nội dung tại cuộc họp hôm nay trình Bộ để Bộ gửi UBND tỉnh.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cảm ơn sự quan tâm và tiếp thu ý kiến của Thứ trưởng Trần Quý Kiên cũng như lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Cục Khoáng sản Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ Pháp chế.

Phó Chủ tịch mong muốn trong thời gian tới, tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của Bộ để tỉnh làm tốt công tác quản lý khoáng sản, góp phần thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
  • Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Sửa đổi bổ sung một số quy định về cấp "sổ đỏ" và hồ sơ địa chính
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
  • Nghệ An: Xin ý kiến về việc bồi thường đất trên cốt ngập thủy điện Bản Vẽ
    Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 24/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trong đó tập trung rà soát nhiều nội dung liên quan đến các bộ luật khác.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Đảm bảo tính khả thi, thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
  • Cần Thơ: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO