Bộ TN&MT dự kiến trình Chính phủ điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa

Thanh Tùng | 26/04/2022, 23:28

Đây là thông tin từ ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, ngày 25/4.

Ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang rà soát, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành một Quyết định điều chỉnh chung, trong đó sẽ sửa đổi một số điều của các quy trình vận hành liên hồ trên một số lưu vực sông để giải quyết một số bất cập chung của các quy trình.

Điều tiết linh hoạt dòng chảy 11 lưu vực sông lớn

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, hoàn thiện và trình Thủ tướng ban hành 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông lớn, quan trọng. 

12.jpg
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và hoàn thiện 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông lớn

Hiện có tới 134 hồ chứa, đập dâng trên 11 lưu vực sông được điều tiết, vận hành theo quy định này. Trong đó, có 37 hồ chứa quy định dung tích phòng lũ với tổng dung tích phòng lũ khoảng 12 tỷ m3 (khoảng 22% dung tích toàn bộ các hồ) và trường hợp xảy ra lũ thì dung tích này tối đa đạt 13 tỷ m3 (khoảng 24% dung tích toàn bộ các hồ).

Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái cho biết,  sau khi 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa được ban hành, ngoài việc thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện quy trình, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn yêu cầu các đơn vị xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu vận hành hồ. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo kịp thời đến các địa phương, các chủ hồ; đôn đốc việc nghiêm túc thực hiện các quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa.

Thời gian qua, Bộ cũng cử các đoàn công tác đi khảo sát thực tế tại các vùng bị ngập, lụt tại một số tỉnh, thành phố như TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế...  Hỗ trợ, giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc trong việc điều hành hồ chứa.

Với việc vận hành theo 11 quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông lớn, quan trọng, trong các năm qua các hồ chứa đã tham gia cắt, giảm lũ đáng kể cho hạ du. Trong các đợt mưa lũ lịch sử  vừa qua, các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên ) đã cắt, giảm lũ, giảm ngập lụt cho hạ du rất hiệu quả.  Cụ thể: cắt giảm đỉnh lũ từ 30 đến 98% (tùy từng cơn lũ), cắt giảm tổng lượng lũ từ 30-80% tổng lượng lũ (một số cơn lũ cắt được 85-92%).  Các hồ chứa cũng tham gia vận hành, điều tiết, bổ sung một lượng nước tương đối lớn cho hạ du trong mùa cạn; góp phần quan trọng trong việc bảo đảm nguồn nước cấp nước cho các ngành sử dụng nước, giảm thiểu khá lớn hiệt hại do hạn hán gây ra.

Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái cho rằng, quá trình thực hiện Quy trình vận hành liên hồ chứa trong thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế. Đó là, công tác phối hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu vận hành giữa các địa phương còn chưa hiệu quả; một số địa phương còn lúng túng trong công tác chỉ đạo, điều hành các hồ chứa; nhiều địa phương thiếu các công cụ hỗ trợ trong việc ra quyết định điều hành vận hành hồ chứa.

1-3-(1).jpg
Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022

Ngoài ra, năng lực các hồ khu vực miền Trung, Tây Nguyên còn hạn chế, chỉ có thể cắt, giảm lũ cho các địa phương ở hạ du chịu ảnh hưởng bởi sự điều tiết của các hồ mà không thể giải quyết được các vấn đề lũ lụt phía hạ du trên toàn bộ lưu vực sông. Mặt khác, trên các lưu vực hiện nay còn có hàng nghìn công trình hồ chứa thủy lợi đơn mục tiêu khác, tuy nhiên các công trình này chủ yếu là tràn toàn tuyến, rất ít công trình có cửa van điều tiết nên khả năng điều tiết lũ là rất hạn chế so với tổng lượng lũ trên lưu vực.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 10/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, ngày 7/1/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 100/BTNMT-TNN gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, các chủ hồ báo cáo cụ thể các nội dung về công tác chỉ đạo, ban hành lệnh đối với các hồ chứa và các kiến nghị liên quan đến sửa đổi, bổ sung các quy trình. Qua đó, Bộ đã nhận được ý kiến của 10 Ban Chỉ huy, 41 chủ hồ và ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Để giải quyết những tồn tại, bất cập của các quy trình, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Quyết định điều chỉnh chung quy. Việc điều chỉnh, bổ sung theo hướng linh hoạt để thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo đảm hài hòa trong tích nước phục vụ sản xuất điện và cấp nước hạ du. Đặc biệt là bổ sung cơ chế phối hợp vận hành, cung cấp thông tin, dữ liệu... Ngoài ra, Bộ đang nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh tạm thời chế độ vận hành các nhà máy thủy điện từ nay đến hết mùa cạn năm 2022, vận hành linh hoạt các hồ chứa thủy điện trong điều kiện thiếu hụt điện than và phù hợp với việc huy động các nhà máy điện mặt trời.

Ông Trần Hồng Thái cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương trong thời gian trước mắt thành lập các Trung tâm điều hành vận hành liên hồ chứa (theo hướng xã hội hóa các nguồn nước, huy động đóng góp của các chủ hồ,…) có đầy đủ, năng lực, công cụ để vận hành, điều tiết, giám sát vận hành. Đối với mùa cạn, cần có giải pháp thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giải pháp tích trữ nước nội đồng, nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với nguồn nước, năng lực của các hồ chứa trên lưu vực.

Các địa phương, chủ hồ cũng cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ để tổ chức thực thi quy trình đảm bảo an toàn hiệu quả cao. Rà soát toàn diện các quy trình đơn hồ các hồ thủy điện, thủy lợi, bổ sung thêm các nhiệm vụ tham gia cắt, giảm lũ trong mùa lũ và cấp nước cho hạ du trong mùa cạn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
  • Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách
    (TN&MT) - Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO