Bộ TN&MT đề xuất xây dựng một chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Trường Giang | 08/04/2021, 11:40

(TN&MT) - Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, liên quan tới mọi vấn đề trong cuộc sống.

Do đó chính sách pháp luật đất đai, ngày càng được quan tâm xây dựng nhằm quản lý chặt chẽ và điều phối hài hòa; đặc biệt, ngày càng hướng đến việc giải quyết tư liệu sản xuất cho các đối tượng ở vùng khó khăn, các chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo Tổng cục Quản lý đất đai, trong thời gia qua, Bộ TN&MT đã tích cực tham mưu, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ ban hành các chính sách về đất đai liên quan đến đồng bào DTTS, trong đó ngoài các quy định bảo đảm cho đồng bào có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các dân tộc khác, còn có các quy định khác liên quan đến việc sử dụng đất ở, đất sản xuất của đồng bào phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của đồng bào DTTS; khuyến khích và bảo đảm cho đồng bào DTTS giữ được đất, giữ được bản sắc dân tộc, ổn định cuộc sống và làm giàu trên đất được giao.

2.jpg
Bảo đảm cho đồng bào DTTS giữ được đất, giữ được bản sắc dân tộc

Đặc biệt, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, Điều 27 ghi nhận cần có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Đồng thời, phải xây dựng chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp

Mặc dù đã thực hiện được một số kết quả nêu trên, song hiện vẫn còn bất cập, hạn chế cần phải được nhận diện, để giải quyết như: Hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các nông lâm trường vẫn còn kém hiệu quả; tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp, lấn chiếm đất đai; nguồn lực đất đai chưa thực sự được phát huy; vẫn tiềm ẩn nguy cơ rừng và đất rừng tiếp tục bị tàn phá, nguy cơ suy thoái môi trường tăng cao…

Để giải quyết căn cơ, đồng bộ vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị Chính phủ một số nội dung sau: Đề nghị Chính phủ bố trí kinh phí để hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho các địa phương bảo đảm việc đo đạc, cắm mốc giới đất đai, vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng, do địa bàn này nằm hầu hết ở các tỉnh có khó khăn về ngân sách, hàng năm ngân sách Trung ương phải hỗ trợ, hơn nữa đối tượng thụ hưởng đa số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu, vùng xa, vùng có vị trí chiến lượng về quốc phòng, an ninh.

1.jpg

Đồng thời, để có thể giải quyết căn bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bào DTTS trong bối cảnh quỹ đất hạn chế nhưng nhu cầu sử dụng đất của đồng bào DTTS ngày càng tăng do việc gia tăng dân số, Bộ đề xuất cần nghiên cứu xây dựng một chính sách tổng thể, đồng bộ, trong đó có chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn cách sản xuất hiệu quả, có việc làm và thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tại địa phương.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và cơ chế chính sách như tài chính, đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, khuyến nông, chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm... Riêng lĩnh vực đất đai, ngoài các quy định hiện hành trước mắt cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định để tạo quỹ đất sản xuất và hạn chế tình trạng giao dịch đất đai bất hợp pháp đã được Nhà nước hỗ trợ cho đồng bào DTTS.

Các Bộ, ngành Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động rà soát thực hiện các chính sách có liên quan đến hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS trên địa bàn cả nước.

Đề nghị các địa phương tiếp tục xây dựng phương án tạo quỹ đất để giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS thông qua việc rà soát quỹ đất có khả năng khai hoang, phục hóa trên địa bàn từng xã; rà soát quỹ đất sử dụng không hiệu quả của các nông, lâm trường, ban quản lý rừng để bàn giao lại cho địa phương quản lý và ưu tiên giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.

Bài liên quan
  • Đắk Lắk: Hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Đắk Lắk là tỉnh có diện tích lớn thứ 4 cả nước với 48 đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Trong những năm qua, với những chính sách quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế ở các vùng đồng bào DTTS. Trong đó, chú trọng công tác đầu tư, phát triển, hỗ trợ hộ nghèo. Từ đó, đời sống của đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk đã được nâng lên rõ rệt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đắk Lắk: Tận dụng giá trị đất nông nghiệp giúp giảm nghèo bền vững
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 cả nước, với hơn 13.000 km2, có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, màu mỡ, diện tích mặt nước nuôi trông thủy sản khá lớn và điều kiện khí hậu phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của đa số các loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp như: cà phê, cao su, tiêu, ca cao; cây ăn quả có giá trị như: sầu riêng, bơ, cây có múi, cây rừng, dược liệu.
Đừng bỏ lỡ
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Hà Tĩnh: Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế
    Nhờ làm tốt công tác hòa giải, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân về lĩnh vực đất đai đang góp phần giúp huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ổn định tình hình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO