Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Ngành KTTV đến năm 2030

Thanh Tùng | 27/05/2022, 20:26

(TN&MT) - Bộ TN&MT vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kế hoạch ban hành nhằm mục đích tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chiến lược đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, gắn với thực hiện Chỉ thị số 10CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các văn bản có liên quan.

Đồng thời, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; xác định rõ lộ trình, tiến độ các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực tiễn công tác khí tượng thủy văn. Xác định trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan trọng tổ chức thực hiện Chiến lược.

68.jpg
Kế hoạch đưa ra mục tiêu hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin dữ liệu, nâng cao năng lực công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

Kế hoạch đề ra 5 nhiệm vụ nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cụ thể, hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, tăng cường quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn. Tập trung ưu tiên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định pháp luật về khí tượng thủy văn; xây dựng dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khí tượng thủy văn; hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn trên cơ sở củng cố tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp và rõ chức năng, nhiệm vụ; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác khí tượng thủy văn.

Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin dữ liệu, nâng cao năng lực công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Theo đó, Kế hoạch nhấn mạnh thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đảm bảo sự lồng ghép tối đa giữa các mạng lưới quan trắc thuộc ngành TN&MT, lấy mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn làm nòng cốt trong tổng thể mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia; từng bước hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo hướng tự động hóa.

Hoàn thiện hệ thống tích hợp dữ liệu tập trung; thực hiện các hoạt động chuyển đổi số lĩnh vực khí tượng thủy văn, hiện đại hóa công tác thu nhận dữ liệu khí tượng thủy văn.

Tăng cường dự báo dài hạn về khí tượng, thủy văn, hải văn, nguồn nước, nhất là với các sông xuyên biên giới; xây dựng hệ thống hỗ trợ dự báo khí tượng thông minh; hệ thống dự báo tác động; đánh giá tổng thể và phân vùng chi tiết rủi ro thiên tai khí tượng, thủy văn, hải văn; đánh giá và cập nhật tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực cho các khu vực vùng núi, trung du, chi tiết tới cấp huyện, xã và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Về phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, Kế hoạch xác định tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách chính sách tiền lương; tăng cường đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực khí tượng thủy văn; xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp và bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, viễn thám và các công nghệ hiện đại khác trong công tác khí tượng thủy vặn; triển khai các đề án, dự án, chương trình khoa học công nghệ trọng điểm về khí tượng thủy văn.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; kết hợp hài hòa các phương thức truyền thông để truyền tải thông tin khí tượng thủy văn kịp thời, đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực, từng vùng và từng đối tượng.

Hoàn thiện các chương trình, tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về khí tượng thủy văn; xây dựng hệ thống truyền thông tác động của thiên tai, rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh.

Đồng thời, tăng cường hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, nhất là trong dự báo, cảnh báo, chia sẻ thông tin, dữ liệu và thực hiện các cam kết quốc tế về khí tượng thủy văn; nâng cao năng lực của Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam. Xây dựng kế hoạch cử chuyên gia, đại diện của Việt Nam tham gia vào các cơ quan, diễn đàn điều hành của Tổ chức Khí tượng Thế giới và các tổ chức quốc tế khác về khí tượng thủy văn.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch; tiếp nhận thông tin phản hồi từ các cơ quan, đơn vị, người dân về hiệu quả, tác động của thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tham mưu Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; chủ trì tổ chức truyền thông, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch. Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện, đề xuất các biện pháp cần thiết đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch này.

Các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điều kiện thực tiễn, nhu cầu của địa phương và vận dụng Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 1970/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo thẩm quyền chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bố trí ngân sách địa phương chi cho hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ địa phương theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan
  • Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực khí tượng thủy văn
    Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 21/4/2022 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Lãnh đạo Bộ TN&MT tiếp công dân định kỳ tháng 3/2023
    Ngày 30/3, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2023 của Bộ.
  • Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề về môi trường
    (TN&MT) - Đã từng trải qua giai đoạn kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam, đối diện với những vấn đề về môi trường và đã vượt qua bằng việc điều chỉnh các chính sách quản lý. Từ kinh nghiệm đó, Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam để đảm bảo đạt được các mục chung của toàn cầu” - Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Kum Han Seung khẳng định.
  • Ngân hàng Thế giới xây dựng Khung đối tác quốc gia với Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã tiếp và làm việc với bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Hai đoàn đã trao đổi về nhu cầu xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trong thời gian tới.
  • Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Phát biểu tại Chương trình gặp mặt cán bộ đoàn các thời kỳ và Tọa đàm “Khát vọng tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức chiều 28/3, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành mong muốn trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Bộ cần tập trung thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức cho mỗi đoàn viên, thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
    (TN&MT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP 2023 về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Sửa đổi chính sách lồng ghép thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
    (TN&MT) - Từ nay đến năm 2025, Bộ TN&MT sẽ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó lồng ghép các nội dung thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
  • Hà  Nội: Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 23/3, tại quận Nam Từ Liêm, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc điều động ông Nguyễn Huy Cường, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm đến nhận công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở.
  • Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều 20/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn Cục Khoáng sản Việt Nam và ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Cục Khoáng sản Việt Nam. Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT dự và trao Quyết định.
  • Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh
    (TN&MT) - Phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) sáng 19/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: Ngành tài nguyên và môi trường cam kết luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
  • Bộ TN&MT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa có Công văn gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đề nghị quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Thúc đẩy nghiên cứu biến đổi khí hậu phục vụ quá trình phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 17/3, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ XXV với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số và khoa học mở trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đất nước”.
  • Phổ biến các quy định pháp luật ứng phó BĐKH trong Luật Bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành miền Trung
    (TN&MT) - Sáng ngày 16/3, tại Đà Nẵng, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị ở khu vực miền Trung.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các vùng đồng bằng Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Tri thức Orange và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho giai đoạn 2019 - 2023, nhằm nâng cao nguồn chất lượng nhân lực và giải quyết những thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang phải đối mặt.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, khai thác quỹ đất công: Triển khai nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là công tác quản lý, khai thác quỹ đất công luôn được các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO