Bộ TN&MT: Bàn giao 3 cụm giếng khoan khai thác tại tỉnh Cao Bằng

Xuân Phương | 09/12/2022, 00:17

(TN&MT) - Ngày 9/12/2022, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã tiến hành bàn giao 03 cụm giếng khoan khai thác tại tỉnh Cao Bằng cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tham dự lễ bàn giao, về phía đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (bên bàn giao) có Ông Luyện Đức Thuận - Phó Liên đoàn trưởng, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc; Ông Nguyễn Đình Thông - Cán bộ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Chủ nhiệm dự án thành phần.

1(6).jpg
Ông Đàm Văn Riểm, Phó Giám đốc Sở TN&MT Cao Bằng chủ trì lễ bàn giao

Về phía đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (bên nhận bàn giao và tiếp nhận) có Ông Đàm Văn Riểm - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Ông Đỗ Mạnh Hùng - Chuyên viên phòng tài nguyên nước và khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tham dự Lễ bàn giao chòn có đại diện huyện Hòa An; huyện Nguyên Bình và huyện Thạch An; đại diện UBND các xã: Minh Tâm (huyện Nguyên Bình); Nam Tuấn (huyện Hòa An) và thị trấn Đông Khê (huyện Thạch An).

2(6).jpg
Ông Nguyễn Đình Thông và Ông Nguyễn Văn Tuyến -  Phó Đoàn trưởng Đoàn TNN Bắc bộ kiểm tra mực nước tại LKCB51

Tại Lễ bàn giao, Ông Luyện Đức Thuận thay mặt Lãnh đạo Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia cho biết: Công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại xã Đông Khê, huyện Thạch An; Xã Nam Tuấn, huyện Hòa An; Xã Minh Tâm huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2021 do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện đáp ứng các điều kiện theo quy định kỹ thuật của Dự án số 1: Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao,vùng khan hiếm nước” thuộc Chương trình: “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” và các quy trình, quy phạm hiện hành.

3(4).jpg
Ông Đàm Văn Riểm, Phó GĐ Sở TN&MT Cao Bằng và Ông Mạc Văn Cần, Chủ tịch xã Minh Tâm kiểm tra tại LKCB51

Ông Luyện Đức Thuận khẳng định, việc bàn giao 5 giếng khoan cho tỉnh Cao Bằng trong đợt này nhằm giải quyết nhu cầu về nguồn nước trên địa bàn tỉnh.

Chính vì vậy, đại diện Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng cần có kế hoạch chỉ đạo các Sở, ban, ngành và huy động được các nguồn lực xã hội sớm tổ chức khai dẫn các nguồn nước này cung cấp cho nhân dân. Bên cạnh đó, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai các vùng còn lại đạt hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu bức xúc về nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân, ổn định dân cư và an sinh kinh tế.

4(1).jpg
Đại diện lãnh đạo đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm.

Ông Đàm Văn Riểm - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Cao Bằng vui mừng cho biết, việc Trung tâm QHĐTTNN bàn giao 05 giếng khoan cho tỉnh sẽ giúp giải quyết “cơn khát” trên địa bàn. Sau khi nhận bàn giao, tỉnh sẽ phối hợp với các xã, huyện nơi có công trình để phát huy hiệu quả việc khai thác nguồn nước và đảm bảo vệ sinh khu vực khai thác nước.

Ông Mạc Văn Cần, Chủ tịch UBND xã Minh Tâm tiếp nhận 2 giếng khoan khai thác, việc triển khai các trình tự, thủ tục bảo quản, sử dụng, đưa các giếng khoan vào khai thác phục vụ cấp nước sinh hoạt cho bà con nhân dân trong vùng.

Tại buổi Lễ, hai bên tiến hành bàn giao và ký kết biên bản bàn giao. Ông Luyện Đức Thuận thay mặt đoàn (bên bàn giao) cùng với ông Đàm Văn Riểm thay mặt bên tiếp nhận tiến hành ký hồ sơ và tiến hành bàn giao, các đại biểu tham dự cùng chứng kiến hai bên ký kết và giao nhận.

5(1).jpg
Ông Đàm Văn Riểm - Phó GĐ Sở TN&MT Cao Bằng và Ông  Luyện Đức Thuận - Phó Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra TNN miền Bắc, Ông Mạc Văn Cần - Chủ tịch xã Minh Tâm kiểm tra LKCB50

Hồ sơ bàn giao gồm có: báo cáo điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại 3 vùng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (thuộc các xã: Minh Tâm huyện Nguyên Bình, Nam Tuấn huyện Hòa An và thị trấn Đông Khê huyện Thạch An); quy trình vận hành giếng khoan khai thác nước dưới đất cho 3 vùng bàn giao; bộ biên bản tiếp nhận công trình; bộ biên bản bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên môi trường Cao Bằng.

Cũng trong sáng 9/12, tại xóm Gòi Gã, xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia đã xem xét thực tế đối với giếng khoan khai thác có số hiệu VCCB51.

Xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là một trong các vùng khan hiếm nước và được lựa chọn để thi công tìm kiếm nguồn nước năm 2021. Nhu cầu sử dụng dự kiến đến năm 2030 là 277 m3/ngày. Kết quả khảo sát thi công năm 2021 đã xác định được đặc điểm tài nguyên nước của khu vực và một số kết quả chính như sau: Xác định được vị trí và thi công hoàn thành 2 lỗ khoan thăm dò kết hợp khai thác (VCCB50 và VCCB51) với tổng lưu lượng là 565 m3/ngày.

Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc đã bố trí máy bơm và tổ đội cán bộ tiến hành bơm nước khai thác thực tế.

Hai bên cùng thống nhất tiến hành bàn giao và tiếp nhận vị trí công trình giếng khoan và ký biên bản bàn giao đối với công trình này. Đối với 4 giếng khoan khai thác còn lại, trong buổi sáng và chiều từ 13 giờ - 17 giờ, thay mặt hai bên, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc đã cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng tiến hành bàn giao và tiếp nhận tại thực địa, ký các biên bản bàn giao tại mỗi công trình giếng khoan này.

Xã Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng là một trong các vùng khan hiếm nước và được lựa chọn để thi công tìm kiếm nguồn nước năm 2021. Nhu cầu sử dụng nước dự kiến đến năm 2030 là 104 m3/ngày. Kết quả khảo sát thi công năm 2021 đã xác định được đặc điểm tài nguyên nước của khu vực và một số kết quả chính như sau: Xác định được vị trí và thi công hoàn thành 1 lỗ khoan thăm dò kết hợp khai thác VCCB52 với lưu lượng là 173 m3/ngày; Hoàn thành xây dựng hệ thống bảo vệ, biển báo công trình bảo đảm điều kiện để bàn giao cho địa phương khai thác lâu dài.

Trao đổi với phóng viên, Ông Luyện Đức Thuận - Phó Liên đoàn trưởng, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc chia sẻ, các hạng mục điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất vùng Minh Tâm, Đông Khê và Nam Tuấn, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành toàn bộ nội dung, khối lượng đã được phê duyệt, và đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra. Khối lượng các hạng mục công tác đã thực hiện về cơ bản phù hợp với khối lượng được phê duyệt và các văn bản điều chỉnh được cấp thẩm quyền phê duyệt; các phương pháp kỹ thuật đã thực hiện tuân thủ đúng trình tự, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của dự án và đạt hiệu quả.

Kết quả của các dạng công tác đã đánh giá đầy đủ nhất về nguồn nước dưới đất ở vùng nghiên cứu. Các lỗ khoan đảm bảo mục tiêu xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng là một trong các vùng khan hiếm nước và được lựa chọn để thi công tìm kiếm nguồn nước năm 2021. Nhu cầu sử dụng dự kiến đến năm 2030 là 194 m3/ngày. Kết quả khảo sát thi công năm 2021 đã xác định được đặc điểm tài nguyên nước của khu vực và một số kết quả chính như sau: Xác định được vị trí và thi công hoàn thành 2 lỗ khoan thăm dò kết hợp khai thác (VCCB53 và VCCB54) với tổng lưu lượng là 423 m3/ngày.

Bài liên quan
  • Bàn giao 4 giếng khoan tại đảo Thắng Lợi tỉnh Quảng Ninh
    (TN&MT) - Cục Quản lý tài nguyên nước vừa phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND huyện Vân Đồn bàn giao 4 giếng khoan tại đảo Thắng Lợi, xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh thuộc dự án “Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các Đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam” cho UBND xã Thắng Lợi quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • Long An: Sử dụng, bảo vệ hiệu quả nguồn nước ngọt đê duy trì giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Long An đã và đang tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước (TNN), bảo đảm an ninh nguồn nước; đồng thời, khuyến khích đổi mới tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định, giúp người dân nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Quản lý tài nguyên nước ở Tiền Giang: Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tiền Giang đã và đang tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước (TNN); đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu về nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước
    Ngày 11/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực, Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đồng chủ trì Hội thảo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO