Bổ sung 4 khu công nghiệp tỉnh Hà Nam vào quy hoạch

Theo Chinhphu.vn | 03/02/2023, 18:36

Tại Văn bản số 16/TTg-CN ngày 3/2/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.

Bổ sung 4 khu công nghiệp tỉnh Hà Nam vào quy hoạch - Ảnh 1.

Bổ sung 4 khu công nghiệp tỉnh Hà Nam vào quy hoạch.

4 Khu công nghiệp được bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam gồm: Đồng Văn V (diện tích quy hoạch 250 ha ở Phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại và xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), Đồng Văn VI (diện tích quy hoạch 250 ha ở các xã: Tiên Ngoại, Yên Nam và Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), Kim Bảng I (diện tích quy hoạch 230 ha ở các xã: Lê Hồ, Đại Cương và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) và Châu Giang I (diện tích quy hoạch 210 ha ở phường Châu Giang, xã Mộc Nam, xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Các khu công nghiệp khác nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các văn bản số 469/TTg-CN ngày 03/4/2017 và số 363/TTg-CN ngày 20/4/2022 không thay đổi.

Không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện trong quy hoạch

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu báo cáo; quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung quy hoạch phát triển 04 khu công nghiệp: Đồng Văn V, Đồng Văn VI, Kim Bảng I, Châu Giang I; đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn Tỉnh trong nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch; không để xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

Đồng thời, cập nhật vị trí và quy mô diện tích của 04 khu công nghiệp: Đồng Văn V, Đồng Văn VI, Kim Bảng I, Châu Giang I vào quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021-2025 tỉnh Hà Nam; chỉ đạo phân kỳ đầu tư để đảm bảo chỉ tiêu đất của 04 khu công nghiệp này nằm trong chỉ tiêu đất khu công nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho tỉnh Hà Nam và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đất đai.

Ưu tiên phát triển các loại hình khu công nghiệp mới

Phó Thủ tướng yêu cầu việc lập các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cần có sự tính toán và cân nhắc kỹ về khả năng thu hút đầu tư, hiệu quả sử dụng quỹ đất khu công nghiệp trên địa bàn, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình khu công nghiệp mới. 

Việc phát triển các khu công nghiệp cần gắn với sắp xếp, phân bổ không gian phát triển của tỉnh Hà Nam một cách bài bản, khoa học nhằm khai thông và tận dụng tối đa các nguồn lực cho phát triển bển vững về kinh tế-xã hội-môi trường, đảm bảo các điều kiện để triển khai các khu công nghiệp và đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, đổi mới và sáng tạo, thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động và tài nguyên (đất đai, nước, năng lượng), có sự liên kết giữa các khu công nghiệp trên địa bàn phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam và tỉnh Hà Nam trong từng thời kỳ.

Bảo đảm việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa và các loại đất nông nghiệp khác nằm trong chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp còn lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho tỉnh Hà Nam, thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển khu công nghiệp với các công trình nhà ở, xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp; đảm bảo việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp; có giải pháp ổn định đời sống và xây dựng phương án hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng.

Bài liên quan
  • Hiệu quả từ mô hình tập trung, tích tụ ruộng đất ở Hà Nam
    Mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất ở tỉnh Hà Nam trên quan điểm không thực hiện thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp mà UBND huyện và UBND xã đứng ra thuê và ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất với các hộ dân, sau đó UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cho doanh nghiệp thuê lại quyền sử dụng đất đã mang lại hiệu quả cho người dân và cho xã hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Quảng Trị: Siết chặt các quy định về đất đai, môi trường... trong chế biến dăm gỗ
    Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị yêu cầu các dự án nhà máy, cơ sở chế biến dăm gỗ trên địa bàn cần thực hiện đúng quy định pháp luật về đất đai, quy hoạch, môi trường...
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Thành phố Biên Hòa chuyển sang mô hình “đô thị dịch vụ và công nghiệp”
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn
    (TN&MT) - Để hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn, nhiều chuyên gia, các nhà khoa học khuyến nghị ban hành các quy định để khuyến khích phát triển hoạt động khoáng sản ở công đoạn hạ nguồn, đặc biệt là hoạt động chế biến khoáng sản, nhằm định hình thượng nguồn theo hướng bền vững.
  • Ưu tiên vật liệu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải dành sự ưu tiên cao nhất các điều kiện về nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm.
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • Quản lý tài nguyên, BVMT ở TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp): Hướng tới giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Đồng Tháp, TP. Hồng Ngự đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xung quanh nội dung này.
  • Thừa Thiên – Huế: Sớm giải quyết việc bồi thường, GPMB đường gom cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    Gần đây, một số hộ dân cản trở không cho các đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu khẩn trương giải quyết dứt điểm việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO