Bộ Công Thương giải trình về việc thiếu xăng, dầu tại một số tỉnh phía Nam

Trường Giang - Khương Trung | 28/10/2022, 17:46

(TN&MT) - Ngày 28/10, tại Phiên thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ vấn đề nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm về tình hình cung ứng xăng, dầu trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, ở nước ta theo quy định hiện hành, vấn đề quản lý cung ứng, kinh doanh xăng, dầu được giao cho 7 Bộ, ngành, cơ quan chức năng và chính quyền 63 tỉnh, thành phố thực hiện. Vì vậy, để làm tốt việc này không chỉ cần mỗi ngành, mỗi cơ quan chức năng ở Trung ương và chính quyền địa phương làm tốt, mà quan trọng hơn là phải hợp tác được với nhau một cách chặt chẽ và hiệu quả, nhất là trong bối cảnh thị trường thế giới và trong nước rất dị biệt như vừa qua.

1(2).jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ vấn đề cung ứng xăng, dầu trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam

Chẳng hạn, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ chính lập kế hoạch, tạo nguồn cung ứng và cùng chính quyền địa phương quản lý, điều hành hệ thống kinh doanh xăng, dầu cả nước. Tuy nhiên, để làm được điều đó, ngành Công Thương rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống Ngân hàng thương mại trong việc cho vay và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu. Để doanh nghiệp xăng, dầu tồn tại được có thể cưu mang được hệ thống đại lý và cửa hàng bán lẻ của mình thì trong công thức tính giá cơ sở xăng, dầu cần phải được ngành chức năng hướng dẫn, cập nhật, phản ánh đầy đủ, kịp thời các chi phí định mức, chi phí tạo nguồn, các loại chi phí phát sinh thực tế khác để doanh nghiệp trong lúc khó nếu không có lãi thì cũng không bị lỗ và không để đứt gãy hệ thống phân phối.

Hoặc để có xăng, dầu tới tay người tiêu dùng một cách thuận lợi thì không chỉ cần sự vận hành thông suốt của 34 doanh nghiệp đầu mối, 332 thương nhân phân phối thuộc trách nhiệm cấp phép và quản lý của Bộ Công Thương mà cần có vai trò có tính chất quyết định của 17.000 đại lý cửa hàng bán lẻ kinh doanh xăng, dầu do chính quyền các tỉnh, thành phố cấp phép và quản lý.

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng và các địa phương đã nỗ lực, cố gắng trong quyết sách các chủ trương, trong chỉ đạo, điều hành thông qua các công cụ thuế, phí, Quỹ bình ổn và cả chính sách xã hội. Vì thế thị trường xăng, dầu nước ta cơ bản được ổn định, tổng nguồn luôn không thiếu, giá cả hợp lý và luôn ở nhóm nước có mức bán lẻ thấp nhất trong khu vực và thế giới.

2(4).jpg
Quang cảnh phiên họp

Tuy nhiên, để xảy ra hiện tượng thiếu hàng cục bộ ở hệ thống thương nhân phân phối và cửa hàng bán lẻ ở Thành phố Chí Minh và một số tỉnh phía Nam là điều rất đáng tiếc và bất thường. Bởi dù hoàn cảnh khó khăn giống nhau nhưng phần lớn các tỉnh, thành phố, nhất là phía Bắc và miền Trung thì không xảy ra như vậy. Đặc biệt, tại thời điểm đầu tháng 10, cả nước còn tới 3 triệu m3 xăng, dầu, kể cả dự trữ thương mại sản xuất của các nhà máy trong nước và nhập khẩu trong kỳ của 34 doanh nghiệp đầu mối đủ nguồn cung cho đến gần hết tháng 11. Chưa kể các nhà máy sản xuất tiếp, các doanh nghiệp nhập khẩu tiếp theo kế hoạch.

Lý giải nguyên nhân của việc này, Bộ trưởng cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan là do nguồn cung của thế giới là đứt gãy, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, giá dao động trong biên độ lớn, tỷ giá ngoại tệ thay đổi hàng giờ còn nguyên nhân chủ quan trong nước, là các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu rất khó tiếp cận với vốn và bảo lãnh tín dụng của ngân hàng, điều kiện vay thanh khoản lại khó khăn, tỷ giá ngoại tệ để nhập khẩu hàng thay đổi liên tục, biên độ giá dao động lớn, vì thế rủi ro rất cao cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, trong bối cảnh khan hàng, nhiều chi phí phát sinh, nhiều định mức lỗi thời nhưng chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chưa được phản ánh trong công thức tính giá cơ sở xăng, dầu nên doanh nghiệp càng làm thì càng lỗ. Và trong cơ chế thị trường, không ai ngoài quy luật cung cầu, quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận quyết định được hành động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đầu mối hay thương nhân phân phối đã không tự cứu được mình, để làm ăn có lãi cũng không thể lấy đâu ra chiết khấu cho đại lý và cửa hàng bán lẻ nên đã tạo ra sự đứt gãy nhất thời cục bộ ở khâu bán lẻ một số nơi.

Thứ ba, trong tháng 9 và đầu tháng 10 thiên tai, bão lũ xảy ra trên biển và nhiều vùng miền của cả nước cũng làm chậm các chuyến tàu, chuyến xe chở xăng, dầu về cung ứng cho các đơn vị bán lẻ. Mặt khác, cũng trong thời điểm này, các lực lượng chức năng cả Trung ương và địa phương đã đấu tranh triệt phá thành công một số vụ buôn lậu, làm giả xăng, dầu với số lượng lớn đến hàng chục ngàn m3 nên ít nhiều cũng đã có ảnh hưởng tới phân phối kinh doanh xăng, dầu trên một số địa bàn.

Thứ tư, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là nơi có rất nhiều thương nhân phân phối. Theo thống kê, có 146/332 thương nhân phân phối của cả nước, chiếm 44% nằm ở khu vực này. Qua khảo sát của ngành, thấy rất nhiều thương nhân phân phối đã ký hợp đồng mua hàng của nhiều doanh nghiệp đầu mối nhưng việc mua hàng thường xuyên lại không thực hiện. Vì thế, doanh nghiệp đầu mối không thể chủ động nguồn hàng trong kỳ cho hệ thống của mình. Khi khan hàng, các thương nhân phân phối quay lại mua hàng để phân phối cho hệ thống bán lẻ của mình, đương nhiên sẽ không còn cơ hội và vì thế cũng làm cho sự đứt gãy ở một số nơi.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tham mưu cho cấp có thẩm quyền phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ: Một, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối thương nhân phân phối, chia sẻ nguồn cung trong dự trữ thương mại của mình để kịp thời chi viện cho những địa bàn cần ứng cứu. Mặt khác, tiếp tục động viên, phân giao chỉ tiêu bổ sung cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp đầu mối để tăng sản lượng sản xuất và nhập khẩu, để bảo đảm nguồn cung ra thị trường trong mọi tình huống. Phối hợp với các lực lượng chức năng, cơ quan và chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát toàn hệ thống kinh doanh xăng, dầu. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả phải rút giấy phép vĩnh viễn đối với các doanh nghiệp kinh doanh khi vi phạm nhiều lần, bảo đảm lưu thông thông suốt, duy trì hệ thống một cách hợp lý.

Thứ hai, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu về tiếp cận nguồn vốn bảo lãnh tín dụng. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp xăng, dầu có thể tồn tại, phát huy vai trò quan trọng của mình trong cung ứng cho xã hội mặt hàng đặc biệt này. Hiện, doanh nghiệp đang rất cần nới trần vay, cần ưu đãi về lãi suất, cần chia sẻ và hỗ trợ về điều kiện thanh khoản thì mới có thể duy trì được hoạt động.

Thứ ba, để doanh nghiệp xăng, dầu không lỗ hoặc có lỗ thì cũng trong khả năng chịu được ở thời điểm thị trường xăng, dầu có nhiều dị biệt. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, cùng các cơ quan chức năng theo thẩm quyền của mình. Tiếp tục sử dụng công cụ thuế, phí, Quỹ bình ổn xăng, dầu và chính sách an sinh khi cần thiết để điều hành giá bán lẻ xăng, dầu phù hợp với biến động giá thế giới, đáp ứng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định an sinh xã hội. Đặc biệt, cần rất khẩn trương rà soát, cập nhật, phản ánh định mức, chi phí định mức, chi phí tạo nguồn, chi phí phát sinh thực tế vào công thức tính giá cơ sở để các hoạt động tạo nguồn cung ứng, phân phối xăng, dầu diễn ra một cách thuận lợi và lành mạnh.

Thứ tư, tiếp tục triển khai phần mềm quản lý, phân phối kinh doanh xăng, dầu thống nhất trực tiếp từ Bộ Công Thương đến các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và từ chính quyền các tỉnh, thành phố đến 17 nghìn đại lý cửa hàng bán lẻ trong cả nước nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác, minh bạch, kịp thời trong quản lý.

Cuối cùng, khẩn trương triển khai việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dự trữ xăng, dầu nhằm kịp thời lấp đầy các lỗ hổng, lược bỏ sự chồng chéo về quản lý, điều hành của các chủ thể trong quy định hiện hành theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Công khai thông tin thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
    Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đơn vị này tiếp tục đăng tải và  cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp trên trang thông tin điện tử của Tập đoàn nhằm đảm bảo công khai, minh bạch vấn đề này để các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo biết và thực hiện.
  • Vinamilk có các trang trại và nhà máy sữa đầu tiên tại Việt Nam đạt trung hoà carbon
    (TN&MT) - Ngày 26/5, tại Nghệ An, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động “Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050” (Vinamilk hướng đến Net Zero 2050). Đặc biệt tại sự kiện, Vinamilk cũng đã được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong hành trình tiên phong của Vinamilk về phát triển bền vững.
  • Agribank được vinh danh với 3 giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2022
    Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ vinh danh Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) tổ chức. Agribank vinh dự được xướng tên với ba Giải thưởng: “Ngân hàng hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao”, “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” và “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh”.
  • Nền kinh tế Việt Nam được chèo lái thế nào trước các cơn sóng lớn
    Các chuyên gia cho rằng, trước “con sóng chao đảo” của tình hình thế giới (lạm phát gia tăng, sụt giảm tăng trưởng) thì Việt Nam giữ vững ổn định vĩ mô là thành công lớn nhất.
  • Van Phuc Group khánh thành nhạc nước và xác lập 2 kỷ lục Việt Nam
    (TN&NT) - Tối 27/5, Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc (Van Phuc Group) đã tổ Lễ chức khánh thành công trình nhạc nước Van Phuc Water Show với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 200 tỷ đồng. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo TP.HCM.
  • Nhiệt điện Phú Mỹ và Công ty EPS nỗ lực đảm bảo sản xuất điện mùa khô
    (TN&MT) - Ngày 26/5, ông Lê Văn Danh - Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 3 đã chủ trì buổi làm việc với Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ và Công ty dịch vụ sửa chữa các nhà máy điện EVNGENCO3 (EPS) về công tác đảm bảo sản xuất điện cao điểm mùa khô và năm 2023.
  • PV Power 3 năm liên tiếp được xếp hạng ‘BB’ với triển vọng tích cực
    Ngày 25/5, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings đã xác nhận Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP có xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ tại mức BB với “Triển vọng tích cực”.
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
  • Thừa Thiên – Huế: Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
    (TN&MT) - Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị các Sở, ngành, địa phương tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai sớm đi vào hoạt động, tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp.
  • Không triển khai nhiệt điện than Quỳnh Lập I, II ở Nghệ An
    Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII). Theo Quyết định này, có nội dung không triển khai 13.220MW nhiệt điện than, trong đó có nhiệt điện than Quỳnh Lập I, II tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
  • Sơn La: Cấp điện trở lại cho hơn 14.000 khách hàng bị ảnh hưởng mưa giông
    (TN&MT) - Trong 2 ngày 24-25/5, trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa, giông lốc gây sự cố  ảnh hưởng hơn 14.000 khách hàng. Đến sáng 27/5, công tác khắc phục sự cố đã cơ bản hoàn thành, cấp điện trở lại theo phương thức kết dây cơ bản.
  • Tăng giá điện 3% và 6 bậc, EVN có thoát khó?
    Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá điện lên 3%, giá điện sinh hoạt có 6 bậc, nguyên tắc dùng càng nhiều điện giá điện càng cao, khoản lỗ hơn 26 nghìn tỷ của EVN… là những vấn đề gần đây khiến dư luận quan tâm, kiến nghị làm rõ.
  • Từ 15/7 ngừng kinh doanh, sản xuất các thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp
    Đó là một trong những nội dung trong Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa được ban hành. Theo đó, các thiết bị như bóng đèn huỳnh quang, bếp từ, máy tính xách tay, máy in… sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ, không được nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh trong nước từ ngày 15/7/2023.
  • Bằng mọi cách phải đảm bảo điện mùa khô 2023
    Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An tại buổi gặp gỡ báo chí chia sẻ thông tin liên quan đến tình hình sản xuất điện và tiến độ đàm phán giá mua điện các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp chiều ngày 26/5 tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
  • PV GAS có Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới
    Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã công bố Nghị quyết số 58/NQ-KVN về việc bầu ông Nguyễn Thanh Bình - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT PV GAS. Đồng thời, HĐQT PV GAS cũng thông báo Quyết định số 668/QĐ-KVN về việc bổ nhiệm ông Phạm Văn Phong - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức vụ Tổng giám đốc PV GAS.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO