Bộ Công Thương 3 kịch bản cung ứng hàng hóa cho người dân Hà Nội

Lê Hằng | 07/03/2020, 20:14

(TN&MT) - Tại cuộc họp về bảo đảm nguồn cung nhu yếu phẩm và sản phẩm y tế cho người dân chiều 7/3, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông cho hay, trước diễn biến phức tạp của dịch covid-19, Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản cung ứng hàng hóa cho người dân Hà Nội.

 

3 kịch bản cung ứng hàng hóa

Tại cuộc họp, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị ngành Công Thương phải cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho người dân, không để tình trạng hoang mang trong dư luận. Đặc biệt, Vụ Thị trường trong nước phải tính toán nhiều kịch bản cung ứng hàng hóa trong các tình huống bất thường khác nữa. Trong đó có cả kịch bản cho tình huống diễn biến dịch xuất hiện không chỉ ở một, hai hay ba địa phương và cần phải cách ly thì việc cung ứng thế nào. “Nếu trong trường hợp thực hiện cách ly ở nhiều địa phương thì ngoài Hà Nội, việc cung ứng hàng hóa có được đảm bảo đồng thời. Đặc biệt, cần có biện pháp, không để tình trạng đầu cơ, găm hàng, tích trữ hàng hóa, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân”, người đứng đầu ngành công thương yêu cầu.

 Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông, kịch bản 1 được xây dựng trong bối cảnh dịch sẽ kéo dài đến hết quý I và kịch bản hai là dịch vẫn tiếp tục phức tạp đến hết quý 2. Kịch bản thứ ba là dịch có thể kéo dài. Thậm chí các địa phương cũng được yêu cầu xây dựng cả kịch bản cách ly trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp. Với mỗi kịch bản, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các Sở Công Thương chuẩn bị các phương án đối phó cũng như cung ứng hàng hóa phục vụ đời sống dân sinh.

 

Không để thiếu thực phẩm ra thị trường

Theo báo cáo của các hệ thống siêu thị lớn, việc cung ứng hàng hóa được đảm bảo dù có sự tăng đột biến nhu cầu của người dân. Hệ thống siêu thị BigC đã tăng gấp 3 lượng hàng cung ứng cho thị trường, đồng thời làm việc với các nhà cung ứng liên tục cấp hàng cho hệ thống siêu thị. Hệ thống Coopmart tăng cung 50% lượng hàng hóa ra thị trường.

“Ngay trong đêm qua, đã xuất hiện tình trạng mua gom hàng hóa. Từ sáng sớm hôm nay, Bộ Công Thương đã có yêu cầu các doanh nghiệp phân phối tăng gấp 3 lượng hàng hóa, đảm bảo cung ứng cho nhu cầu cho người dân. Cùng đó điều tiết tăng lượng cung ứng hàng hóa từ các địa phương khác cho Hà Nội. Bộ đã phối hợp với Sở Công Thương đi kiểm tra thực tế tại nhiều điểm ở Hà Nội. Theo đánh giá, việc cung ứng hàng hóa trên địa bàn Hà Nội được đảm bảo”, ông Đông cho hay.

 

Theo lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, lượng hàng hóa thiết yếu đưa từ các địa phương về Hà Nội đã được tăng cường gấp 3 -4 lần trong ngày hôm nay. Bộ Công Thương cũng yêu cầu Sở Công Thương địa phương tăng cường cung cấp thường xuyên thông tin cho người dân, không để tình trạng hoang mang trong dư luận.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội cho hay, ngay trong đêm 6/3 và sáng sớm ngày 7/3, các doanh nghiệp đã thực hiện xong việc tăng lượng hàng dự trữ gấp 4-5 lần bình thường. Các doanh nghiệp như Vinmart lượng hàng hóa cung ứng trong chuỗi đã tăng tới 40 lần. Các nhà cung cấp đã lên kế hoạch phân bổ hàng hóa chuyển từ các tỉnh về cho hệ thống phân phối tại Hà Nội.

Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch của thành phố trong đó tập trung vào cấp độ 3- 4, đảm bảo sẵn sàng hàng hóa phục vụ người dân và địa phương có khu vực cách ly của thành phố. Sở đã đề nghị Cục QLTT Hà Nội tăng cường kiểm tra, kiểm soát, không để tình trạng găm hàng, bán tăng giá.

“Chúng tôi đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu, kể cả tăng đột biến nhu cầu” của người dân, không để xảy ra thiếu hàng, không để địa bàn bị trống hàng, hết hàng trên kệ. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân chỉ mua hàng đủ theo nhu cầu, không cần phải tích trữ hàng hóa vượt quá nhu cầu. Đến chiều nay, nhu cầu mua sắm của người dân đã giảm xuống rất nhiều”, bà Lan cho hay.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền để người dân yên tâm, không nên dự trữ hàng hóa khi có dịch xảy ra, tăng cường hình thức mua sắm onile để tránh gây tập trung đông người.

Bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng Giám đốc Big C Việt Nam cho hay, để đáp ứng nhu cầu của người dân, từ ngày mai hệ thống sẽ mở cửa từ 7h sáng (thay vì 8h sáng) và đóng cửa vào lúc 22h-23h và phục vụ bán hàng cho đến hết khách thì thôi. Siêu thị cũng sẽ cam kết không tăng giá hàng hóa trên toàn hệ thống.

Bà Nguyễn Kim Dung, Phó tổng Giám đốc chuỗi siêu thị Co.opmart cho biết, để đáp ứng nhu cầu của người dân, hệ thống siêu thị Sài Gòn Coop đã tăng lượng hàng dự trữ kho tại Hà Nội, Bắc Ninh tăng 30%.

Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG Retail- đơn vị sở hữu các thương hiệu Intimex, Hapro, Seika, Fujimart cho hay, trong sáng 7/3, ngay sau khi siêu thị, cửa hàng của đơn vị mở cửa, rất đông khách hàng đã đến mua các hàng hóa thiết yếu như gạo, mì tôm, miến, dầu ăn, rau củ, nước tẩy rửa. Chỉ trong 3 tiếng sau khi mở cửa, hệ thống đã bán 1,4 tấn gạo, 70.099 gói mì, miến các loại, 1.384 gói thức ăn khô, 10 tấn thịt các loại,  2,6 tấn rau củ, 842 can dầu ăn….Cùng với việc đảm bảo cung ứng hàng hóa, hệ thống BRG Retail đang triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống bán lẻ của đơn vị. Ông Dũng cũng đề nghị Hà Nội hỗ trợ cho siêu thị trong việc đưa hàng hóa vào nội đô bằng cách cấp phép cho xe tải chở hàng vào giờ cao điểm.
Trước đề nghị của ông Dũng, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, tất cả các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá đều không cần phải xin phép trong việc đưa xe chở hàng vào trong nội đô giờ cao điểm. Doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin về việc này, không phải xin phép gì hết.

Bà Dương Thị Thanh Tâm, Phó Tổng giám đốc Vincommecre cho hay, một ngày hệ thống siêu thị của đơn vị có thể cung cấp trên 200 nghìn khay thịt, đảm bảo nhu cầu của các hộ gia đình ở Hà Nội. Với khẩu trang, hệ thống có thể cung cấp 500.000 khẩu trang ra thị trường.

Theo bà Tâm, hệ thống siêu thị Vinmart cung cấp tăng thêm 30%-40% hàng hóa ra thị trường. Hiện các hệ thống siêu thị vẫn đảm bảo lưu thông và đáp ứng đầy đủ hàng hóa ra thị trường. Các chuỗi cung ứng vẫn được đảm bảo.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, trước diễn biến của dịch bệnh, Bộ Công Thương đã lên nhiều kịch bản chuẩn bị cho các tình hình. Thực tế cho thấy, thời gian qua, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, các địa phương đã triển khai rất tốt và chủ động cung ứng hàng hóa theo phương thức 4 tại chỗ.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, với một đô thị lớn như Hà Nội, bên cạnh đảm bảo cung ứng hàng hóa trong nhiều tình huống, các nhà cung cấp cũng cần phải đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, chất lượng hàng hóa bán cho người dân. Cùng với đảm bảo hàng hóa cho các tình huống, các siêu thị, các địa phương cần chuẩn bị các kịch bản cho trường hợp cách ly đông đến hàng nghìn người thì việc cung ứng sẽ triển khai thế nào. 

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Công khai thông tin thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
    Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đơn vị này tiếp tục đăng tải và  cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp trên trang thông tin điện tử của Tập đoàn nhằm đảm bảo công khai, minh bạch vấn đề này để các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo biết và thực hiện.
  • Vinamilk có các trang trại và nhà máy sữa đầu tiên tại Việt Nam đạt trung hoà carbon
    (TN&MT) - Ngày 26/5, tại Nghệ An, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động “Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050” (Vinamilk hướng đến Net Zero 2050). Đặc biệt tại sự kiện, Vinamilk cũng đã được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong hành trình tiên phong của Vinamilk về phát triển bền vững.
  • Agribank được vinh danh với 3 giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2022
    Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ vinh danh Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) tổ chức. Agribank vinh dự được xướng tên với ba Giải thưởng: “Ngân hàng hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao”, “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” và “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh”.
  • Nền kinh tế Việt Nam được chèo lái thế nào trước các cơn sóng lớn
    Các chuyên gia cho rằng, trước “con sóng chao đảo” của tình hình thế giới (lạm phát gia tăng, sụt giảm tăng trưởng) thì Việt Nam giữ vững ổn định vĩ mô là thành công lớn nhất.
  • Van Phuc Group khánh thành nhạc nước và xác lập 2 kỷ lục Việt Nam
    (TN&NT) - Tối 27/5, Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc (Van Phuc Group) đã tổ Lễ chức khánh thành công trình nhạc nước Van Phuc Water Show với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 200 tỷ đồng. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo TP.HCM.
  • Nhiệt điện Phú Mỹ và Công ty EPS nỗ lực đảm bảo sản xuất điện mùa khô
    (TN&MT) - Ngày 26/5, ông Lê Văn Danh - Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 3 đã chủ trì buổi làm việc với Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ và Công ty dịch vụ sửa chữa các nhà máy điện EVNGENCO3 (EPS) về công tác đảm bảo sản xuất điện cao điểm mùa khô và năm 2023.
  • PV Power 3 năm liên tiếp được xếp hạng ‘BB’ với triển vọng tích cực
    Ngày 25/5, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings đã xác nhận Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP có xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ tại mức BB với “Triển vọng tích cực”.
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
  • Thừa Thiên – Huế: Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
    (TN&MT) - Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị các Sở, ngành, địa phương tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai sớm đi vào hoạt động, tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp.
  • Không triển khai nhiệt điện than Quỳnh Lập I, II ở Nghệ An
    Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII). Theo Quyết định này, có nội dung không triển khai 13.220MW nhiệt điện than, trong đó có nhiệt điện than Quỳnh Lập I, II tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
  • Sơn La: Cấp điện trở lại cho hơn 14.000 khách hàng bị ảnh hưởng mưa giông
    (TN&MT) - Trong 2 ngày 24-25/5, trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa, giông lốc gây sự cố  ảnh hưởng hơn 14.000 khách hàng. Đến sáng 27/5, công tác khắc phục sự cố đã cơ bản hoàn thành, cấp điện trở lại theo phương thức kết dây cơ bản.
  • Tăng giá điện 3% và 6 bậc, EVN có thoát khó?
    Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá điện lên 3%, giá điện sinh hoạt có 6 bậc, nguyên tắc dùng càng nhiều điện giá điện càng cao, khoản lỗ hơn 26 nghìn tỷ của EVN… là những vấn đề gần đây khiến dư luận quan tâm, kiến nghị làm rõ.
  • Từ 15/7 ngừng kinh doanh, sản xuất các thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp
    Đó là một trong những nội dung trong Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa được ban hành. Theo đó, các thiết bị như bóng đèn huỳnh quang, bếp từ, máy tính xách tay, máy in… sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ, không được nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh trong nước từ ngày 15/7/2023.
  • Bằng mọi cách phải đảm bảo điện mùa khô 2023
    Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An tại buổi gặp gỡ báo chí chia sẻ thông tin liên quan đến tình hình sản xuất điện và tiến độ đàm phán giá mua điện các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp chiều ngày 26/5 tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
  • PV GAS có Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới
    Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã công bố Nghị quyết số 58/NQ-KVN về việc bầu ông Nguyễn Thanh Bình - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT PV GAS. Đồng thời, HĐQT PV GAS cũng thông báo Quyết định số 668/QĐ-KVN về việc bổ nhiệm ông Phạm Văn Phong - Thành viên HĐQT PV GAS giữ chức vụ Tổng giám đốc PV GAS.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO