Bình Thuận: Tăng cường công tác quản lý khoáng sản

Linh Nga | 21/02/2023, 14:08

(TN&MT) - Thời gian qua, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quản lý, giám sát chặt việc khai thác

Theo Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận, trong năm 2022, ngoài việc tham mưu ban hành các chính sách pháp luật về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, Sở TN&MT còn tham mưu UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ nhu cầu thị trường và các mỏ khoáng sản cung cấp vật liệu san lấp cho công trình đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây với 11,7 triệu m3.

11-2-.jpg

UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo quyết liệt xử lý tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép xảy ra trên địa bàn tỉnh

Năm 2023, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận sẽ đặc biệt chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định. Đồng thời, triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ viễn thám, sử dụng ảnh vệ tinh phục vụ công tác quản lý, giám sát khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh”.

Theo đó, năm 2022, UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp 35 giấy phép, trong đó, có 8 Giấy phép thăm dò khoáng sản, 14 Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản và 13 Giấy phép khai thác khoáng sản. Đồng thời, Sở TN&MT cũng đã tích cực rà soát, đôn đốc các mỏ khoáng sản hoạt động theo quy định; kiên quyết thu hồi đối với mỏ chậm triển khai để đưa mỏ ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận còn phối hợp với Trung tâm dịch vụ đấu giá tỉnh tổ chức thành công 2 đợt đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 khu vực mỏ; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong khai thác khoáng sản; triển khai các giải pháp để chấn chỉnh, xử lý. Qua đó, hạn chế được tình trạng làm thất thoát tài nguyên khoáng sản tại địa phương.

Cụ thể, năm 2022, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận cũng đã thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Qua đó, đã yêu cầu 2 doanh nghiệp dừng hoạt động khai thác; ban hành 7 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 367 triệu đồng và tham mưu UBND tỉnh Bình Thuận ban hành 2 Quyết định xử phạt hình chính với tổng số tiền 1,43 tỷ đồng.

Sở TN&MT còn tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng và các địa phương thực hiện nhiều đợt kiểm tra tình hình hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Qua đó, Sở TN&MT đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 cá nhân về hành vi khai thác khoáng sản trái phép với tổng số tiền 77 triệu đồng; các trường hợp, vụ việc mang tính chất phức tạp, Sở TN&MT đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận xem xét, chỉ đạo xử lý theo quy định.

Tăng cường thực hiện nhiều giải pháp

Bà Phan Thị Xuân Thu - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận cho biết: Thời gian tới, Sở TN&MT tiếp tục phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc cấp phép thăm dò, khai thác và quản lý hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng sau khi cấp giấy phép khai thác; việc thực hiện các yêu cầu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt...

11-1-.jpg

Năm 2022, nhiều mỏ khoáng sản được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép để cung cấp vật liệu cho công trình đường cao tốc Bắc – Nam

Bên cạnh đó, Sở TN&MT sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; rà soát hiện trạng toàn bộ các mỏ khoáng sản làm hồ chứa nước đang khai thác và đã kết thúc khai thác, tham mưu với UBND tỉnh Bình Thuận biện pháp nhằm tăng cường cải tạo, phục hồi môi trường tại những khu vực này.

Cùng với đó, Sở TN&MT sẽ tham mưu UBND tỉnh Bình Thuận xem xét ban hành các quyết định thu hồi đất và điều chỉnh quyết định thu hồi giao địa phương quản lý đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để khai thác khoáng sản đã đóng cửa mỏ; đồng thời, kịp thời thông báo cho UBND các địa phương, doanh nghiệp khi giấy phép khai thác hết hạn để yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác, thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường theo đúng quy định.

“Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực khoáng sản đến toàn thể cộng đồng dân cư, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh” - bà Phan Thị Xuân Thu cho biết thêm.

Bài liên quan
  • Bình Thuận: Tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Thời gian qua, Sở TN&MT Bình Thuận đã phối hợp tăng cường các cuộc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong khai thác khoáng sản; triển khai các giải pháp để chấn chỉnh, xử lý. Qua đó, hạn chế được tình trạng làm thất thoát tài nguyên khoáng sản tại địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
  • Thừa Thiên - Huế quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển bền vững - Kiểm soát chặt, quản lý nghiêm
    (TN&MT) - Trong quá trình khai thác khoáng sản, bên cạnh những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp “phớt lờ” quy định, coi thường luật pháp. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm.
  • Thừa Thiên - Huế: Khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế đã và đang góp phần phát triển ổn định kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế để rõ hơn về vấn đề này.
  • Thanh Hóa: Quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững
    Thời gian qua, để khắc phục các tồn tại, vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, từng bước đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo các khu vực nông thôn, miền núi.
  • Mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cao nhất 100 triệu đồng
    Theo Bộ Tài chính, mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại là 100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm là 80 triệu đồng/giấy phép.
  • Tiền Giang: Quản lý hiệu quả khoáng sản, phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhất là cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tiền Giang xung quanh nội dung này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO