Bình Thuận: Nâng cao năng lực quan trắc môi trường

Linh Nga | 29/07/2022, 14:33

(TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận hiện đang triển khai Dự án “Nâng cấp hệ thống quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bình Thuận” nhằm nâng cao năng lực quan trắc, hướng tới mục tiêu có thể dự báo, cảnh báo được ô nhiễm môi trường.

nhiet-dien-vinh-tan.jpg
Nhờ tăng cường công tác quan trắc,  giám sát môi trường nên hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đã đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường

Kịp thời phục vụ công tác quản lý về môi trường

Ông Đỗ Văn Thái, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận cho biết: "Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh Bình Thuận ban hành năm 2010 và phê duyệt điều chỉnh năm 2018. Theo đó, hệ thống quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận, gồm: 02 điểm quan trắc môi trường nền không khí, 02 điểm quan trắc môi trường nền nước mặt.

Mạng lưới quan trắc môi trường tự động, gồm: 67 điểm quan trắc môi trường không khí, 50 điểm quan trắc môi trường nước mặt, 44 điểm quan trắc môi trường nước dưới đất, 27 điểm quan trắc môi trường nước biển ven bờ và 46 điểm quan trắc môi trường đất.  Hiện Sở TN&MT đang tiếp nhận dữ liệu quan trắc của 07 trạm quan trắc khí thải tự động, 25 trạm nước thải tự động để giám sát bằng phần mềm Envisoft được Tổng cục Môi trường chuyển giao".

Cũng theo ông Đỗ Văn Thái, hoạt động quan trắc môi trường tỉnh đã đáp ứng một phần nhu cầu về số liệu, thông tin phục vụ công tác bảo vệ môi trường, xây dựng các báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm và báo cáo kết quả quan trắc môi trường hàng năm trình UBND tỉnh Bình Thuận và đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường. Báo cáo, số liệu kết quả quan trắc cũng đã được công bố để cộng đồng tiếp cận và sử dụng phục vụ cho các mục đích nghiên cứu, đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng, hội nhập và chia sẻ.

"Qua Báo cáo hiện trạng môi trường 05 năm (2016 - 2020) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhìn chung hiện trạng môi trường tỉnh Bình Thuận tương đối ổn định, diễn biến chất lượng đất, nước và không khí tương đối tốt, giá trị các chỉ tiêu phân tích hầu hết nằm trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, có thời điểm vẫn xuất hiện ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí cục bộ tại các đô thị và lưu vực sông chính" - ông Đỗ Văn Thái thông tin thêm.

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị Quan trắc và dự báo, cảnh báo môi trường khu vực miền Nam do Bộ TN&MT tổ chức tại Bình Thuận, ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận cho biết: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, Bình Thuận cũng đã phát sinh không ít các vấn đề về môi trường, điển hình là tình hình môi trường tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, ô nhiễm mùi từ hoạt động chế biến thủy sản, chăn nuôi heo… Qua công tác quan trắc môi trường và hoạt động giám sát, các vấn đề môi trường phát sinh hiện nay ở địa phương cơ bản được kiểm soát.

slider3.jpg
Cán bộ Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Bình Thuận đang phân tích số liệu quan trắc môi trường

Tiếp tục nâng cấp hệ thống quan trắc môi trường

Ông Đỗ Văn Thái, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận cho hay: Mặc dù hệ thống quan trắc môi trường của tỉnh Bình Thuận đã từng bước phát huy hiệu quả, tuy nhiên hiện nay, năng lực về quan trắc môi trường và phân tích môi trường của Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Bình Thuận chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% danh mục các thông số, thành phần môi trường theo yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường...

Vì vậy, để nâng cấp trang thiết bị quan trắc môi trường đồng bộ, hiện đại nhằm phát huy hiệu quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh phục vụ công tác quản lý môi trường, thanh tra, kiểm tra, giải quyết các sự cố môi trường và cung cấp dịch vụ quan trắc trên địa bàn tỉnh, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận đã lập Dự án Nâng cấp hệ thống quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bình Thuận.

Hiện tại, Dự án trên đã được HĐND tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư nâng cấp trang thiết bị lấy mẫu hiện trường và trang thiết bị phòng thí nghiệm; đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động, liên tục và phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc; đầu tư 05 trạm quan trắc tự động. Tổng mức đầu tư Dự án khoảng 86 tỷ đồng từ 50% nguồn vốn sự nghiệp môi trường Trung ương và 50% vốn đối ứng ngân sách tỉnh.

Theo ông Đỗ Văn Thái, cùng với việc đẩy nhanh triển khai Dự án Nâng cấp hệ thống quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bình Thuận, sau khi có hướng dẫn mới của Bộ TN&MT về công tác quan trắc môi trường, Bình Thuận sẽ sớm dự báo, cảnh báo được tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.

Bài liên quan
  • Bình Thuận triển khai các cam kết của Việt Nam tại COP26: Tầm nhìn dài hạn
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động rõ rệt tới tỉnh Bình Thuận, thể hiện qua các đợt thiên tai diễn biến ngày càng bất thường. Chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH, phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với quy mô, ngành nghề sản xuất tại địa phương đang là những hướng đi của tỉnh nhằm giải quyết các thách thức, đồng thời, triển khai Thỏa thuận Paris và các cam kết tại Hội nghị COP26 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
  • Hà Tĩnh: Chặn ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm soát, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất.
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Niềm tự hào của người “bắt bệnh trời”
    (TN&MT) - Đầu năm 2023, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV đã vinh dự được nhận Huân chương Độc lập. Ông đón nhận niềm vinh dự này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 lĩnh vực KTTV vào đầu tháng 1 năm nay.
  • Ngày 23/3, nắng nóng ở hầu hết các vùng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (23/3), hầu hết khu vực trên cả nước sẽ nắng nóng, một số nơi nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cảnh báo dự báo thiên tai: Tạo bước đột phá đổi mới
    (TN&MT) - Đó là mong muốn của Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV (Bộ TN&MT) Trần Hồng Thái tại Hội thảo khoa học Dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng, thủy văn phục vụ công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra chiều 22/3 tại Hòa Bình.
  • Tái hoang dã để rừng là mái nhà của muôn loài
    (TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế luôn song hành với bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường (BMVT) đến người dân, qua đó nâng cao kiến thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Để rõ hơn về vấn đề này, Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Lê Bá Phúc (ảnh) – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động: Thực tiễn và thách thức
    (TN&MT) - Hưởng ứng ngày Khí tượng thế giới (23/3), sáng 22/3, tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) phối hợp với Trung tâm Phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”.
  • Dự báo thời tiết ngày 22/3, cả nước nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 22/3, khu vực Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực Nam Bộ chiều tối mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Trong những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) rừng không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn góp phần tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về vai trò và tác dụng của rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.
  • Lào Cai tập huấn ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Ban Quản lý Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế" phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “ứng dụng đệm lót sinh học dày trong chăn nuôi gà” cho 60 chủ trại các xã trong địa bàn huyện Bảo Thắng( Lào Cai).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO