Bình Phước: Đưa nước sạch về vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thục Vy | 08/11/2021, 13:51

(TN&MT) - Tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô đã làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của nhiều gia đình tại huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Vì thế, việc đưa nước hợp vệ sinh về các bản, làng không những thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn góp phần làm thay đổi tập quán sinh hoạt của người dân địa phương các xã miền núi.

Những ngày qua, người dân tại ấp 2, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) rất phấn khởi khi công trình cấp nước tập trung do huyện Lộc Ninh đầu tư tại ấp đã được đưa vào sử dụng. Trước đây, các hộ dân đa phần sử dụng giếng đào, luôn thiếu nước vào mùa khô. Hằng năm, để khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, các hộ dân tập trung sử dụng nước do Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh và chính quyền địa phương cấp. Chính vì vậy, đầu mùa khô năm nay, khi địa phương đưa vào sử dụng công trình cấp nước tập trung, người dân rất phấn khởi.

Việc đưa nước sạch về bản, làng góp phần làm thay đổi tập quán sinh hoạt của người đồng bào DTTS.

Ông Điểu Đức (dân tộc S’Tiêng) - Bí thư Chi bộ ấp 2 cho biết, toàn ấp 2 có 220 hộ dân thì 80% hộ thiếu nước vào mùa khô. Hằng năm, các hộ dân tập trung xin nước của các hộ còn lại để sử dụng, sau đó thì chờ nước do các cơ quan, đoàn thể cấp hằng ngày. Năm nay đã khác, công trình cấp nước sạch tại ấp 2 sẽ giúp bà con bớt khó khăn hơn.

Không chỉ ấp 2, mà hàng trăm hộ dân các ấp 1, 3 và ấp K54 của xã Lộc An cũng rất vui mừng khi các công trình cấp nước lần lượt được đầu tư. Các công trình này sẽ cấp nước cho hơn 500 hộ dân tại xã Lộc An với số vốn đầu tư 3,6 tỷ đồng. Sau khi đưa vào sử dụng, các công trình cấp nước tập trung đã được bàn giao lại cho ban điều hành các ấp quản lý. Công trình cấp nước vận hành theo cơ chế tự động, không cần tác động của con người. Chi phí vận hành sẽ do địa phương chi trả từ ngân sách. 

Các công trình nước sạch giúp người dân giải tỏa nỗi lo thiếu nước vào mùa khô.

Theo ông Điểu Khinh - Phó chủ tịch UBND xã Lộc An, các công trình cấp nước tập trung rất quan trọng với địa phương, sẽ giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho bà con vào mùa khô, vừa giúp địa phương hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới.

Bài liên quan
  • Phù Yên (Sơn La): Nâng cao hiệu quả sử dụng nước vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Những năm qua, từ các chương trình, dự án 135, 30a, Chương trình Xây dựng nông thôn mới…, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã thực hiện xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, tăng cường quản lý khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe cho người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO