Môi trường

Bình Gia (Lạng Sơn): Vươn lên từ rừng xanh

Hoàng Nghĩa 17:21 09/06/2023

(TN&MT) - Huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai của địa phương để phát triển sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nâng cao thu nhập.

Vượt khó làm giàu

Tân Hòa - xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia, với gần 90% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên còn nhiều bấp bênh. Trăn trở với bài toán giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền địa phương đã xác định định hướng phát triển kinh tế theo hướng phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng.

Trong đó, cây quế được lựa chọn là cây trồng chủ lực, bởi loại cây này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây. Đến nay, vùng quế Tân Hòa đã có hơn 500ha, độ tuổi quế trung bình từ một đến hơn 10 năm, nhiều diện tích đã cho khai thác.

rung-bg.jpg
Đồng bào DTTS ở xã Tân Hòa đã biến những đồi trọc thành những rừng cây có giá trị, góp phần giảm nghèo bền vững.

Là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng quế, hơn 10 năm trước, anh Đặng Hoa Lin, dân tộc Dao ở thôn Tân Tiến, xã Tân Hòa đã mạnh dạn thí điểm trồng quế tại vườn nhà. Sau khi thu được lượng tinh dầu tương đối cao, cây quế sinh trưởng, phát triển tốt, gia đình anh đã đầu tư trồng quế trên toàn bộ diện tích đất rừng được giao. Hiện tại, anh có trên 5ha rừng quế, với hơn 15.000 cây, cho thu nhập ổn định gần trăm triệu mỗi năm.

Còn với gia đình anh Đặng Mạnh Hà (cùng thôn ở Tân Tiến), khoảng những năm 2003, thấy được tiềm năng từ cây quế, anh đã chủ động vay vốn đầu tư trồng 4ha quế. Đến nay đã cho thu hoạch, giúp gia đình anh cải thiện đời sống, xây dựng nhà cửa khang trang, có vốn để tiếp tục tái đầu tư trồng quế trên diện tích rừng đã thu hoạch.

Cùng với cây quế, hồi cũng là cây trồng gắn với đồng bào các dân tộc xứ Lạng từ bao đời nay. Ở cái tuổi đã ngoài 70, song, người thương binh hạng 4/4 Hoàng Xuân Lại, thôn Cốc Mặn, xã Mông Ân vẫn hăng say lao động sản xuất, chăn nuôi trâu bò, trồng hồi, cây ăn quả.

Theo ông Lại, thấy được tiềm năng từ kinh tế đồi rừng, từ diện tích đất rừng và lúa nương sẵn có, ông đã chuyển sang trồng hồi, nay đã có gần 4 ha. Không chỉ thế, ông còn trồng khoảng 400 cây quýt, hàng năm xen canh trồng ngô và nuôi gà, nuôi trâu, bò lấy thịt. Từ trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả và trồng rừng, những năm qua, trung bình mỗi năm gia đình ông Lại thu nhập từ 80 đến 150 triệu đồng.

Những năm được mùa, gia đình ông còn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân xung quanh từ việc thu hái hồi. Không chỉ thế, ông còn tích cực vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho các cựu chiến binh và người dân trong xã, giúp họ từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.

Được biết, đến nay, huyện Bình Gia có gần 8.600ha trồng hồi, chủ yếu tập trung ở các xã: Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Minh Khai, Hồng Thái, Hồng Phong, Tân Văn và thị trấn Bình Gia… Để nâng cao chất lượng cây trồng, huyện đã chỉ đạo nhân rộng Mô hình sản xuất Hồi theo tiêu chuẩn hữu cơ trên địa bàn 2 xã Quang Trung, Hoàng Văn Thụ và đầu tư thực hiện dự án Hỗ trợ cải tạo và phát triển cây Hồi huyện Bình Gia...

sep-thang-01-1-.jpg
Người dân Bình Gia chăm sóc rừng hồi.

Khai thác kết hợp bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng

Bình Gia có 18 xã, 1 thị trấn, trong đó 12 xã đặc biệt khó khăn, với các dân tộc Nùng, Tày, Dao, Kinh, Hoa... Toàn huyện có trên 98.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng sản xuất lớn, nguồn lao động dồi dào là lợi thế để địa phương này phát triển lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, huyện có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, có thể đa dạng hóa các sản phẩm nông lâm nghiệp như: Hồi, Sở, Quế, Mỡ, Lát hoa, Keo, Bạch đàn và các loại cây dưới tán khác.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia Hoàng Văn Chung, những năm qua, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện đã quyết liệt chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Xác định các loại cây trồng chủ lực để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bước đầu ở huyện đã hình thành rõ nét một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng Quế ở xã Vĩnh Yên, Thiện Long, Tân Hòa, Hòa Bình có tổng diện tích trên 4.000 ha; vùng cây Mỡ ở xã Hồng Phong, Hoa Thám, Quý Hoà, Hưng Đạo có gần 3.000 ha; vùng Keo, Bạch đàn tại các xã: Thiện Thuật, Hòa Bình, Thiện Hòa, Hồng Thái có gần 4.000 ha.

Vùng Thạch đen sản xuất tập trung tại các xã: Hoa Thám, Hưng Đạo, Hồng Phong, Quý Hòa, Vĩnh Yên… với diện tích gần 600ha; vùng trồng nguyên liệu thuốc lá có liên kết sản xuất kinh doanh với công ty Cổ phần Ngân Sơn trên địa bàn xã Mông Ân và Tân Văn; vùng Quýt tại các xã: Tân Văn, Hoàng Văn Thụ và thị trấn Bình Gia diện tích trên 186ha, sản lượng hàng năm đạt gần 531 tấn.

screenshot_20230606_095340_facebook.jpg
Nhờ biết phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai, đời sống của người dân huyện Bình Gia đang ngày càng khởi sắc.

Cũng theo ông Chung, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng nông nghiệp. Thực hiện tốt các dự án, chương trình trồng rừng, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn đầu tư phát triển các lĩnh vực nông lâm nghiệp. Khai thác hợp lý các sản phẩm từ rừng, kết hợp chặt chẽ với công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Qua đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 20,63%, giảm 5,82% so với năm 2021.

Từ năm 2022 đến nay, huyện Bình Gia đã trồng mới được 1.100 ha rừng, gồm các loại cây Hồi, Mỡ, Quế, Keo, Bạch đàn, Lát hoa và cây lâm nghiệp khác. Huyện đang tiếp tục triển khai Kế hoạch xây dựng mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây Trà hoa vàng, thực hiện tại 18 hộ/5,4 ha tại các thôn trên địa bàn xã Thiện Hòa, Thiện Thuật, Hoàng Văn Thụ. Năm 2023, huyện đề ra mục tiêu trồng mới trên 900 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 75,2%.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
(TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
    (TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
  • Ngành KTTV liên tục hiện đại hóa phục vụ cảnh báo sớm thiên tai
    (TN&MT) - Với truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã hoàn thiện thể chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTV, tập trung đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, pháp chế trong công tác điều tra cơ bản, dự báo phục vụ cộng đồng, thông tin lưu trữ tư liệu, giám sát biến đổi khí hậu, đặc biệt ngành liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phục vụ cảnh báo sớm thiên tai.
  • Khẩn trương khắc phục sự cố cát đỏ gây ngập đường và nhà dân ở Phan Thiết
    Đến 10 giờ ngày 2/10, các lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương khắc phục sự cố cát tràn xảy ra tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết. Nhiều phương tiện, xe máy múc đã được huy động đến hiện trường để xử lý lớp cát trên mặt đường và hỗ trợ người dân.
  • Khánh Hòa: Chuyện về những người “biến” bãi rác trên đảo thành điểm du lịch
    Đảo Điệp Sơn thuộc Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km. Nơi đây gồm có 3 đảo nhỏ là Hòn Bịp, Hòn Giữa, Hòn Đuốc. Điệp Sơn gây ấn tượng với du khách từ cái nhìn đầu tiên bằng vẻ hoang sơ thơ mộng, cùng với những điểm sống ảo độc nhất vô nhị như con đường cát đi bộ giữa biển có 1-0-2 dài gần 1vkm, nối liền các đảo với nhau. Du khách có thể dễ dàng đi bộ từ đảo này tới đảo khác và tranh thủ có thêm những thước ảnh sống động giữa biển xanh mênh mông. Chính vì điều đó, du lịch Điệp Sơn đã trở thành điểm đến được đông đảo mọi người truyền tai nhau.
  • Tân Hiệp Phát giảm 78.000 tấn rác thải nhựa trong gần 10 năm qua
    (TN&MT) - Đó là thông tin đáng chú ý được ông David Riddle, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đưa ra tại Lễ ra mắt cuốn sách “Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong” tổ chức tại Hà Nội vừa qua.
  • Dự báo thời tiết ngày 2/10: Mưa rào và dông tại khu vực phía Nam và Tây Nguyên
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày và đêm 2/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
  • Mưa lớn kết hợp triều cường, Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng
    Chiều tối 1/10, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước.
  • Đài KTTV khu vực miền núi phía Bắc - Phát huy sức mạnh, dần làm chủ công nghệ dự báo
    (TN&MT) - Được thành lập ngày 1/8/2023 trên cơ sở hợp nhất Đài KTTV khu vực Việt Bắc và Đài KTTV khu vực Tây Bắc, Đài KTTV khu vực Miền núi phía Bắc luôn chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo KTTV. Đài KTTV khu vực Miền núi phía Bắc sẽ tiếp tục làm chủ công nghệ dự báo trong thời gian tới khi đây vốn là nhiệm vụ được 2 Đài trước khi sáp nhập quan tâm và triển khai hiệu quả.
  • Quảng Bình ra công điện khắc phục hậu quả mưa lũ
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
  • Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm.
  • Đổi rác lấy cây góp phần bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Tại sự kiện “Đổi rác lấy cây” ngày 30/9 được Green Life tổ chức tại Phố Sách Hà Nội 19/12 ( Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thu hút nhiều người dân mang rác thải có thể tái chế đến để đổi cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh.
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO