Bình Gia (Lạng Sơn): Giảm nghèo bền vững gắn với nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Hoàng Nghĩa | 27/11/2022, 10:19

(TN&MT) -Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn với hơn 26,4% hộ nghèo, gần 40% hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025. Để giảm nghèo hiệu quả, địa phương này đã và đang triển khai nhiều nhóm giải pháp thiết thực, đồng bộ, gắn với nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân.

Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ

Bình Gia có 5 dân tộc anh em cùng chung sống, có 12/19 xã, thị trấn đặc biệt khó khăn, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp. Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất, núi đá, các dãy đồi, núi có độ dốc từ 250 - 300 trở lên. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể, diện tích đất cây hàng năm vì thế không có nhiều, sản lượng lúa và hoa màu hàng năm thu được không cao.

screenshot_20221130-052725_facebook.jpg
Từ các chính sách hỗ trợ sản xuất, người dân Bình Gia đã tập trung phát triển mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Theo UBND huyện, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, Bình Gia đã thành lập Ban chỉ đạo về giảm nghèo, xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ thành viên, thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo. Ban hành các văn bản hướng dẫn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025.

Các xã, thị trấn đã lập Ban Chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và tổ chức phổ biến tuyên truyền các chính sách, dự án giảm nghèo đến các tầng lớp dân cư, người nghèo và đối tượng thụ hưởng bằng nhiều hình thức, giúp người nghèo chủ động tiếp cận các nguồn thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo.

Từ năm 2021 đến nay, tại các xã, thị trấn đã phát trên 3.300 tờ rơi tuyên truyền về chính sách giảm nghèo, 1.000 sổ tay về kỹ thuật chăn nuôi, cách làm hay góp phần giảm nghèo bền vững. Tổ chức 19 hội nghị cấp xã, 143 hội nghị tại các thôn bản, gần 300 lượt tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cấp xã, thôn, khối phố về công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Chú trọng triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người nghèo về bảo trợ xã hội, tín dụng, y tế, cấp thẻ BHYT, hỗ trợ tiền điện, cứu đói giáp hạt, đẩy mạnh đào tạo nghề, hỗ trợ cho vay làm nhà ở… Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nghị quyết 30a, Chương trình 135…, huyện đã triển khai 85 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế với gần 20.000 hộ dân được thụ hưởng; nhân rộng 14 mô hình giảm nghèo với gần 390 hộ thụ hưởng...

screenshot_20221130-053020_facebook.jpg
Bình Gia đang tập trung phát triển kinh tế rừng để nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia Lèo Văn Hiệp cho biết, công tác chỉ đạo điều hành thực hiện mục tiêu giảm nghèo đã được thống nhất từ huyện đến cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng các tiêu chí, phản ánh đúng tình hình thực tế. Trên cơ sở rà soát, huyện đã đề ra các giải pháp chỉ đạo, điều hành kịp thời, hiệu quả. Cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển ổn định, chính sách an sinh xã hội đảm bảo kịp thời, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao, quốc phòng - an ninh được giữ vững, người nghèo tin vào đường lối, chính sách của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo.

Huy động nhân dân chung tay bảo vệ môi trường

Song song với công tác giảm nghèo, Bình Gia đã tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ và người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng lối sống xanh hơn, sạch hơn, bền vững, hài hòa với thiên nhiên, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu. Xây dựng lộ trình trong việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải tại nguồn, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và thân thiện môi trường.

Trong năm nay, huyện đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang dành ngày thứ bảy đi cơ sở xây dựng Nông thôn mới” và các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới tại xã Thiện Hòa. Cùng với đó, hàng năm, huyện cũng tổ chức phát động tới người dân hưởng ứng các ngày lễ về môi trường như: Ngày Đại dương thế giới, Ngày Đất ngập nước, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn...

gn-binh-gia-2.jpg
Người dân xã Hoàng Văn Thụ (Bình Gia) tổ chức vệ sinh môi trường tại các tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn.

Các hoạt động bảo vệ môi trường đã được người dân tại 19/19 xã, thị trấn hưởng ứng, với sự tham gia của hơn 13.000 người. Qua đó, đã thu gom, xử lý hơn 300m3 rác thải; phân loại hơn 2,2 tấn rác; khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm hơn 44km; vệ sinh khu vực công cộng, đường giao thông hơn 54km; giải quyết 28 tụ điểm tập kết rác. Xây dựng 13 lò đốt rác, 65 nhà tiêu, 7 bể chứa bao bì gói thuốc bảo vệ thực vật, duy tu, bảo dưỡng 64 công trình cấp thoát nước. Ngoài ra, huyện đã hỗ trợ nhân dân trồng cây xanh, làm đường bê tông nông thôn, san nền nhà văn hóa thôn, hỗ trợ xử lý xạt lở tại các hộ gia đình khó khăn…

Với mục tiêu bình quân mỗi năm giảm 4% hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (giai đoạn 2021 – 2025), thời gian tới, huyện Bình Gia xác định tiếp tục đặt Chương trình giảm nghèo trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung từ huyện đến xã, kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm giảm nghèo mang tính bền vững, gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Bên cạnh đó, đổi mới công tác tuyên truyền tại các xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Đảng và Nhà nước của một bộ phận hộ nghèo. Đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Chính sách phát triển sản xuất, chính sách tín dụng ưu đãi; chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế; giáo dục và đào tạo; nhà ở; nước sạch và vệ sinh môi trường, tiếp cận thông tin, mở các lớp đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn, xuất khẩu lao động… Lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, phấn đấu hoàn thành giảm hộ nghèo tại các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao…

gn-binh-gia-3.jpg
Huyện Bình Gia đã triển khai nhiều nhóm giải pháp thiết thực để giảm nghèo, qua đó bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương này đang đổi thay từng ngày.

Theo thống kê của UBND huyện Bình Gia, riêng trong năm 2021, Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã cho vay với tổng doanh số là 51.677 triệu đồng (1.015 hộ vay). Trong đó: số hộ nghèo vay là 367 hộ (17.569 triệu đồng); hộ cận nghèo vay 437 hộ (22.903 triệu đồng); hộ mới thoát nghèo vay 199 hộ (10.955 triệu đồng); 12 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay, với doanh số cho vay 250 triệu đồng; Cấp 1.875 thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số; 645 thẻ cho người nghèo; 820 thẻ cho hộ cận nghèo; 1.924 lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
(TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình ra công điện khắc phục hậu quả mưa lũ
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
  • Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm.
  • Đổi rác lấy cây góp phần bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Tại sự kiện “Đổi rác lấy cây” ngày 30/9 được Green Life tổ chức tại Phố Sách Hà Nội 19/12 ( Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thu hút nhiều người dân mang rác thải có thể tái chế đến để đổi cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh.
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
  • Cần chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
    (TN&MT) - Thực tế lũ quét, sạt lở đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây. Để có cái nhìn tổng quan về công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng như những giải pháp của ngành KTTV nhằm nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
  • Đầu tháng 10/2023, không khí lạnh có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ
    (TN&MT) - Ngày 29/9, dự báo xu thế khí hậu tháng thời kỳ từ ngày 1-31/10/2023, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết không khí lạnh trong tháng 10/2023 sẽ bắt đầu có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ.
  • Đồng Nai: Yêu cầu kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7529/STNMT-CCBVMT gửi đến UBND các huyện, thành phố Long Khánh về việc kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ số để giảm thiểu thiêt hại từ thiên tai
    Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
  • Chuẩn hóa trái sầu riêng để "vui chung"
    (TN&MT) - Những ngày này, huyện Krông Pắc – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắc Lắc đang vào vụ thu hoạch rộ. Các thương lái, công ty đến thu mua khá đông, giá chốt đầu vụ dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại, khiến bà con rất phấn khởi. Cây sầu riêng đang mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân cũng như các cơ sở, đại lý thu mua sơ chế, đóng gói, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn.
  • Thích ứng BĐKH ở Long An: Hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO