Bình Định: Vân Canh nhức nhối nạn trộm đất sét

Mỹ Bình | 30/06/2021, 14:53

(TN&MT) - Huyện miền núi Vân Canh hiện nay có hai mỏ đất sét lậu với quy mô khai thác khá lớn nằm ở làng Hiệp Tiến, xã Canh Hiệp và làng Canh Lãnh, xã Canh Hòa. Hai điểm mỏ này đã hoạt động trong một thời gian dài nhưng không bị chính quyền địa phương cùng cơ quan chức năng phát hiện xử lý.

Điểm mỏ đất sét lậu mới bị một số cơ quan báo chí phản ánh nay đã tạm dừng không khai thác ở làng Hiệp Tiến, xã Canh Hiệp, theo người dân phản ánh thường hoạt động vào ban ngày.

Khu vực khai thác đất sét tại làng Canh Lãnh, xã Canh Hòa

Riêng mỏ đất sét lậu nằm ở làng Canh Lãnh, xã Canh Hòa thì hoạt động vào ban đêm. Chính vì trong thời gian đêm tối, đường vắng vẻ không bóng người qua lại đã tạo điều kiện cho chủ mỏ đất hoạt động khai thác đất sét hàng đêm mà không bị chính quyền cùng cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý.

Đường vào mỏ đất sét nằm ở đầu làng Canh Lãnh

Để thực hiện tuyến bài này, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường dành thời gian hai ngày tác nghiệp mới có thể ghi lại những hình ảnh khai thác đất sét trái phép với quy mô rầm rộ và diện tích khai thác đất sét khá lớn làm tan hoang cả khu đất sản xuất nông nghiệp.

Chiếc máy múc nằm chờ sẵn ban ngày

Theo quốc lộ 19C, phóng viên đi phượt hàng chục cây số đến cổng chào làng Canh Thành, xã Canh Hòa, huyện Vân Canh. Từ cổng chào làng Canh Thành đi vào trong làng khoảng 4km là đến điểm đầu vào làng Canh Lãnh. Tại đây có một con đường lầy đất, cát rộng khoảng hơn 3m, đi tiếp vào sâu bên trong gần 10m là thấy một chiếc máy múc nằm chờ sẵn tự bao giờ.

Khu đất sản xuất nông nghiệp tan hoang, một số diện tích tạo thành ao nước sau khi đã bị lấy đất sét với độ sâu vài mét

Phóng viên ghi nhận, cả khu vực đất sản xuất nông nghiệp tan hoang, lồi lõm, có những diện tích đất trở thành ao chứa nước sau khi đã bị khai thác đất sét với độ sâu vài mét. Hiện trường khai thác đất sét còn hằn in dấu vết của xe máy múc, dấu xe chở đất ra vào khu vực mỏ đất chằng chịt.

Theo người dân sinh sống trong làng Canh Lãnh cho biết thì khu mỏ đất sét đang bị khai thác của người phụ nữ tên Bi là chủ quán cơm sinh sống tại địa phương. Bà Bi không hoạt động khai thác đất sét vào ban ngày, ban ngày chỉ để xe máy múc, ban đêm mới khai thác. Đêm nào cũng lấy đất nhưng thỉnh thoảng lại nghỉ vài hôm nếu có người đi kiểm tra.

Vì ban ngày không có hoạt động khai thác đất sét, chỉ có chiếc máy múc nằm sẵn trên khu mỏ đất nên phóng viên tác nghiệp vào ban đêm.

Phóng viên phục kích ban đêm ghi nhận hoạt động lấy đất sét

Tối 29/6, phóng viên tiếp tục đột kích vào khu vực mỏ đất sét. Đến nơi, thấy hai đối tượng đi chiếc xe máy chở theo can dầu và gọi điện thoại. Sau đó, xuất hiện chiếc xe ben có trọng tải khoảng 40 tấn chạy từ hướng làng Canh Lãnh đi vào khu mỏ đất. Thời gian bắt đầu xe múc nổ máy hoạt động khai thác đất sét là khoảng 20 giờ 30 phút.

Xe ben khoảng 40 tấn chạy từ hướng lành Canh Lãnh đi vào

Trong không gian tối mịt không một ngọn đèn, không một tia sáng và nằm khá xa khu dân cư làng Canh Thành và làng Canh Lãnh nên hoạt động âm thanh của máy múc càng rầm rộ và xe chở đất bật đèn sáng cùng với khói bụi bay ngút một góc trời.

Xe chạy từ hướng lành Canh Thành đi vào

Khoảng vài chục phút sau lại có một chiếc xe ben khoảng 40 tấn đi từ quốc lộ 19C qua cổng chào làng Canh Thành chạy vào khu đất. Cả hai chiếc xe ben đều bật đèn sáng đối đầu nhau tạo thành không gian đỏ rực trời cùng với khói, bụi.

Hai xe đối đầu nhau bật đèn sáng đỏ rực một góc trời

Một điều phóng viên thấy lạ là hàng đêm xe chạy ầm ầm vào trong làng, bật đèn sáng, máy múc lấy đất hoạt động rầm rộ nhưng chính quyền địa phương không phát hiện nên “đất tặc” ung dung lấy đất như của riêng nhà mình.

Phóng viên được biết, hiện trên địa bàn huyện Vân Canh chưa có mỏ đất nào được cấp phép khai thác thì đất sét lại càng không, nhưng đất tặc vẫn ngang nhiên lấy đất gây bất bình trong nhân dân và nguy cơ tai nạn từ các xe chở đất đi qua khu dân cư làng Canh Thành và Canh Lãnh của xã Canh Hòa hàng đêm.

Hoạt động xe múc lấy đất sét đưa lên xe ben và có người canh gác

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Kim – Chủ tịch UBND xã Canh Hòa cho biết: Chúng tôi cũng nắm được thông tin bà Bi có khai thác đất nhưng cán bộ và công an xã phục bắt nhưng chưa bắt được quả tang. UBND xã cũng đã có thông báo cấm khai thác đất sét trên địa bàn xã nhưng họ hoạt động vào ban đêm, lực lượng cán bộ xã thiếu người không thể canh giữ hàng đêm. Chúng tôi sẽ tiếp tục cử người tuần tra phát hiện xử lý.

Chia sẻ thêm với phóng viên, ông Lương Đình Tiên – Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết: UBND huyện sẽ trực tiếp truy bắt hoạt động khai thác đất sét tại Canh Hòa. UBND huyện đã giao Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND xã Canh Hoa tuần tra phục bắt quả tang nhưng chưa bắt được.

Tình trạng khai thác chở đất sét lậu diễn ra rầm rộ hàng đêm mà không bị phát hiện truy bắt xử lý

Khi thực hiện tuyến bài này, điều phóng viên đặt dấu hỏi khó hiểu về người phụ nữ tên Bi là chủ quán cơm, nếu không có người chống lưng bảo kê thì sao có gan điều hành hoạt động khai thác đất sét hàng đêm trong thời gian dài với quy mô lớn, trong khi người dân ở làng Canh Thành và Canh Lãnh của xã Canh Hòa đều biết việc bà Bi lấy đất sét mà chính quyền lại không truy bắt được?

Bài liên quan
  • Ghi nhận thêm 1 ca dương tính, Bình Định tăng cường phòng, chống dịch COVID-19
    (TN&MT) - Bình Định phát hiện thêm trường hợp dương tính với SARS-COV-2 thứ 3 tại huyện Hoài Nhơn. Kể từ 0h00 ngày 30/6/2021, tạm dừng hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe; không tổ chức dạy thêm, học thêm theo hình thức trực tiếp và tạm dừng hoạt động của các phòng khám chuyên khoa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tiếp bài “Thanh Hóa- Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh”: Nhiều người dân tỏ ra lo lắng khi đưa mỏ đất vào khai thác
Nhiều người dân tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) tỏ ra lo lắng, không đồng tình trước việc mỏ đất 6 ha sắp được đấu giá, cấp phép tại núi Côn Sơn do vị trí này có nhiều lăng mộ, việc mỏ đất đi vào hoạt động sẽ gây nhiều hệ lụy đến tâm linh, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, giao thông.
Đừng bỏ lỡ
  • Dân “tố” Công ty cấp nước sạch vu khống người dân ăn cắp nước
    Nhiều hộ dân ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam tự ý đưa công nhân đến đào bới khu đường ống dẫn nước, mặc dù chưa chứng minh được sự việc “ăn cắp nước”, công ty này đã yêu cầu các hộ dân đền bù hàng chục triệu đồng rồi sau đó xé biên bản?!
  • Tiếp bài Công ty Phượng Hoàng xây dựng quán Bar không phép: TP. Bắc Ninh đang “hợp thức hóa” sai phạm?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về việc Công ty Phượng Hoàng xây dựng không phép, phá vỡ quy hoạch đồi Pháo Thủ, phường Đáp Cầu, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm sại phạm UBND TP. Bắc Ninh lại tổ chức hội nghị để xin điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của doanh nghiệp này.
  • Vi phạm tại Điểm du lịch Suối Chiếu (Sơn La): Dừng hoạt động cơ sở, làm rõ trách nhiệm tham mưu quản lý
    (TN&MT) - Liên quan đến thông tin phản ánh Dự án Điểm du lịch Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên) đi vào hoạt động khi chưa đảm bảo quy định về đất đai, xây dựng, UBND huyện Phù Yên đã yêu cầu HTX Ban Mai – chủ đầu tư Dự án dừng hoạt động điểm du lịch này; giao các phòng ban chuyên môn, UBND xã Mường Thải rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất; xem xét, xử lý trách nhiệm tham mưu quản lý (nếu có).
  • Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Cần xem xét giải quyết nguyện vọng chính đáng cho người dân
    Cho rằng “vướng quy hoạch”, nhiều diện tích đất của hộ dân được giao khai hoang xây dựng đồng ruộng theo chủ trương phát triển Khu kinh tế mới ở Nam Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sử dụng ổn định nay biến thành đất lâm nghiệp.
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO