Bình Định: Thả rùa về biển Cát Tiến

Mỹ Bình | 08/03/2021, 20:43

(TN&MT) - Một người dân đi chợ phát hiện thấy con rùa biển là loài vích thuộc một trong 5 loài rùa biển quí hiếm nằm trong sách Đỏ Việt Nam còn sống được bày bán. Ông đã thu mua lại và liên hệ Chi cục Thủy sản để thả rùa về biển.

Ngày 07/3/2021, ông Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1974), thường trú tại thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát đi chợ phát hiện thấy một con rùa biển dài 60cm, nặng 28kg còn sống được bày bán. Nhận thấy cá thể rùa biển này là một loài vích thuộc một trong 5 loài rùa biển quí hiếm nằm trong sách Đỏ Việt Nam cần được bảo vệ, bảo tồn. Vì vậy ông đã thu mua lại và liên hệ Chi cục Thủy sản Bình Định để thả rùa về biển.

 Rùa biển dài 60cm, nặng 28kg

Rùa biển hiện là loại động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Tại Việt Nam đã xác định được 5 loài rùa biển đang sinh sống, đó là các loài vích (Chelonia mydas), quản đồng (Caretta careta), đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea), đồi mồi (Eretmochelys imbricata) và rùa da (Dermochelys coriacea). Theo Qui định mọi hành vi khai thác, thu gom, mua, bán, vận chuyển rùa biển và các sản phẩm từ rùa đều vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Anh Đồng Văn Kỳ- Bi thư Chi đoàn Chi cục Thủy sản Bình Định thả rùa về biển Cát Tiến 

 

Tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đặc biệt là loài rùa biển là hoạt động được Chi cục Thủy sản Bình Định thường xuyên thực hiện.

Từ năm 2010 đến 2016, Chi cục Thủy sản Bình Định ( trước đây là Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) đã phối hợp với IUCN Việt Nam và các địa phương như Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng thực hiện và duy trì hoạt động bảo vệ các bãi đẻ của rùa biển dựa vào cộng đồng.

Tổ chức chương trình quan sát và cứu hộ rùa trên biển do các thuyền trưởng tàu câu cá ngừ đại dương thực hiện (2014-2015). Kết quả: giám sát và bảo vệ an toàn cho 100% rùa lên bãi đẻ trứng tại 2 bãi đẻ Hòn Khô và Hải Giang thuộc xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn, trong đó có 9 ổ trứng đã nở với 300 con rùa con xuống biển an toàn. Ngư dân đã chủ động báo tin, tham gia vận động thả và cứu hộ 17 con rùa bị mắc câu và bị thương trở về biển trong đó có 3 con vích và 14 con đồi mồi. Từ các hoạt động trên, nhận thức của người dân và cộng đồng địa phương được nâng cao.

Năm 2016 đến nay, khi không còn hỗ trợ từ dự án của IUCN, các hoạt động bảo vệ rùa biển vẫn tiếp tục được duy trì và lan tỏa trong cộng đồng: Năm 2018, ngư dân đã chủ động báo tin, tham gia vận động thả và cứu hộ 06 con rùa biển và bảo vệ được 02 ổ rùa biển với 230 con rùa con về biển an toàn. Năm 2019, Trạm Thủy sản huyện Hoài Nhơn đã phối hợp với một số chủ tàu cứu và thả 2 con đồi mồi bị bắt và rao bán trên mạng về với biển. Năm 2020, Chi cục Thủy sản đã tuyên truyền, vân động ngư dân thả 01 con đồi mồi về biển.

Việc chủ động thông báo, giao Rùa biển lại cho cơ quan chức năng để thả về biển an toàn đã thể hiện được tinh thần tự giác, sự hiểu biết và thực thi đúng pháp luật Nhà nước trong công tác bảo vệ các loài động vật quý hiếm của cộng đồng.

Bài liên quan
  • Bình Định: An Hòa khởi sắc cùng lộ trình xây dựng nông thôn mới
    (TN&MT) - An Hoà là xã miền núi của huyện vùng cao An Lão đã hoàn thành đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trên lộ trình xây dựng nông thôn mới, An Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên và xuất hiện nhiều sản phẩm OCOP, mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
  • Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển (KTB) của Đảng và Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực KTB được Khánh Hòa tăng cường và đạt được những kết quả đáng tự hào.
  • Dáng hình Tổ quốc “phía chân trời”
    (TN&MT) - Theo cách gọi thân thương, huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta ở “phía chân trời” phía Đông, thuộc quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Nhóm (quần) đảo Trường Sa gồm khoảng 130 đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm, bãi cát vụn san hô và rạn san hô vòng (Alton) hở và kín điển hình, phân bố rải rác trong một vùng biển rộng chừng 163.000km2.
  • Cần đẩy nhanh các giải pháp, khâu đột phá lĩnh vực Biển và Hải đảo Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Đà Nẵng: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện IUU
    (TN&MT) - Đến nay, TP. Đà Nẵng có 567/588 tàu cá có chiều lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Từ năm 2007 đến nay, Đà Nẵng không có tàu cá nào vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ xử lý.
  • Hướng đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
    (TN&MT) - Chiều 5/1, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Tết ở “chân trời” Tổ quốc
    (TN&MT) - Tay nhận phần quà của đất liền gửi tặng, chính trị viên nhà giàn DK1/10 Trung úy Phan Tiến Tùng xúc động rưng rưng nói: Ở tận phía chân trời của Tổ quốc, cán bộ chiến sĩ (CBCS) nhà giàn DK1/10 chúng tôi vẫn có đầy đủ hương vị mùa xuân như ở đất liền. Cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nhân dân, Quân chủng Hải quân và Bộ tư lệnh Vùng 2 đã quan tâm chăm lo đến đời sống cán bộ chiến sĩ nhà giàn. Chúng tôi xin hứa với, vững chắc tay súng, canh chủ quyền biển đảo vững chắc để nhân dân cả nước đón Tế
  • “Cú hích” phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Sự “góp mặt” của cảng biển Liên Chiểu sẽ góp phần làm tăng vị thế của vịnh Đà Nẵng trên bản đồ các vịnh biển của Việt Nam. Từ đây, Đà Nẵng có cơ hội bứt phá phát triển mạnh kinh tế biển một cách bền vững gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo...
  • Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
    (TN&MT) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
  • Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
    Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa - Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực cho cam kết chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương, giao Bộ TN&MT mà cụ thể là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường biển
    (TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển bền vững biển, đảo tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Quảng Ngãi: Ngư dân chuyển biến tích cực trong nghề biển
    (TN&MT) - Tại Quảng Ngãi, tính từ đầu năm đến nay không có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ. Sau những nỗ lực của chính quyền địa phương, ngư dân đã chấm dứt tình trạng đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO