Bình Định: Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn, dân lo lắng vì nhiều người mắc bệnh ung thư

29/12/2017, 17:04

(TN&MT) - Thôn Bình An 1, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước hiện có 815 hộ với trên 3.000 nhân khẩu đang phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm phèn, vẩn đục, có mùi hôi nồng nặc. Người dân phải dùng nước đóng chai để uống, nước mưa để nấu ăn. Nhiều năm nay, người dân ở xóm 1, 2, 3, 4, 5 và An Trạch, thôn Bình An 1, xã Phước Thành phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, vẫn đục, mùi hôi, nhất là vào thời điểm mùa nắng nóng mùi hôi từ nước giếng bơm lên càng nồng nặc khó chịu không thể dùng để uống, nấu ăn, sinh hoạt. Trước đây, nước giếng trong vắt không có hiện tượng này nhưng từ năm 2010 đến nay nước bị nhiễm bẩn. Hiện tại người dân chỉ dùng nước này để giặt đồ, tắm rửa còn nấu ăn sử dụng nước đóng bình và nước mưa.

Người dân thôn Bình An 1, xã Phước Thành đang phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Người dân thôn Bình An 1, xã Phước Thành đang phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm

Bà Trần Thị Hương ở xóm 5, thôn Bình An 1 cho biết: “Hiện nước giếng bơm lên rất hôi, mùa nắng càng hôi hơn. Bơm nước lên có màu vàng đục hoặc trong nhưng mùi rất hôi không thể nào nấu ăn sinh hoạt được. Điều chúng tôi lo lắng nhất là bệnh ung thư, nhiều gia đình đã có người chết vì ung thư, đang mắc bệnh ung thư và phần lớn đều ở độ tuổi thanh niên. Người mắc bệnh khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối rất khó cứu chữa. Chúng tôi nghi ngờ nguyên nhân mắc bệnh là do sử dụng nước giếng bị ô nhiễm từ các khu chuồng trại chăn nuôi và đặc biệt là Xí nghiệp Thắng Lợi sản xuất gỗ nằm quá gần khu dân cư nơi chúng tôi sinh sống.”

Theo thống kê của Trạm Y tế xã Phước Thành, từ năm 2013 đến nay tại thôn Bình An 1 đã có 22 người mắc ung thư, riêng năm 2017 là 12 người mắc ung thư.

Nước giếng bơm lên có mùi rất hôi người dân không thể dùng để ăn uống
Nước giếng bơm lên có mùi rất hôi người dân không thể dùng để ăn uống

Trước kiến nghị của người dân thôn Bình An 1 về việc nguồn nước sinh hoạt có khả năng bị ô nhiễm nặng làm cho nhân dân trong vùng bị mắc bệnh nan y rất nhiều, Chủ tịch UBND xã Phước Thành Lê Văn Đồng đã có văn bản gửi Sở TN&MT, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định đề nghị các ngành chức năng kiểm tra, đánh giá chất lượng nước và trả lời cho bà con nhân dân biết.

Ngày 12/12, Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc TN&MT, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Phòng TN&MT huyện Tuy Phước và chính quyền địa phương tổ chức tiến hành khảo sát và lấy 18 mẫu nước giếng khoan và giếng đào của 18 hộ dân tại thôn Bình An 1.

Ông Nguyễn Thành Đạt - Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thành cho hay: “Hiện địa phương đang chờ Chi cục Bảo vệ môi trường thông báo kết quả chất lượng các mẫu nước giếng sinh hoạt của các hộ dân. Căn cứ vào kết quả, chính quyền địa phương sẽ thông báo công khai đến bà con nhân dân. Nếu trường hợp nguồn nước ở đây bị ô nhiễm UBND xã sẽ kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch”.

Người dân thôn Bình An 1 cho rằng Xí nghiệp Thắng Lợi sản xuất gỗ nằm quá gần khu dân cư là một trong những nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm nặng
Người dân thôn Bình An 1 cho rằng Xí nghiệp Thắng Lợi sản xuất gỗ nằm quá gần khu dân cư là một trong những nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm nặng

Bà Hà Thị Thanh Hương - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết: “Dự kiến vào giữa tuần tới, Chi cục sẽ báo cáo kết quả phân tích mẫu nước. Hiện chưa có kết quả chính thức công bố nên cũng chưa thể xác định nguyên nhân nguồn nước giếng bị ô nhiễm”.

Bà con thôn Bình An 1 đang trông chờ kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng về nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm để họ yên tâm sinh sống và phòng tránh bệnh tật.

Bài liên quan
  • Quảng Nam: Cá, vịt chết bất thường nghi do ô nhiễm nguồn nước
    (TN&MT) - Chỉ sau một đêm nước chuyển sang màu đục ngầu, bốc mùi hôi thối, cả trăm con vịt của bà con chăn nuôi ở khe Dốc Đỏ, đoạn chảy qua thôn An Chánh, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam bất ngờ lăn đùng ra chết. Theo người dân nguồn nước ô nhiễm ở khe Dốc Đỏ là nguyên nhân khiến vịt, cá chết bất thường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
Đừng bỏ lỡ
  • Hải Dương: Sản xuất, cung cấp nước sạch gắn với chuyển đổi số, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Xác định đổi mới công nghệ và chuyển đổi số là yếu tố “sống còn” của doanh nghiệp do vậy, những năm gần đây, Công ty Cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh Hải Dương đã tích cực áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác sản xuất, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân, từ đó góp phần vào công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • Cần Thơ quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ hiện đang tập trung triển khai thực hiện các biện pháp nhằm quản lý, bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên nước trước tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố phát triển ngày càng bền vững.
  • Quảng Ngãi: Sử dụng nước hiệu quả, tiếp cận theo hướng tuần hoàn
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra ngày càng nghiêm trọng đang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở Quảng Ngãi.
  • TP. Vinh (Nghệ An): Tất cả các mẫu nước sạch đều đạt yêu cầu
    Mới đây, vào ngày 06/9/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã có báo cáo về kết quả giám sát chất lượng nước sạch sử dụng vào mục đích sinh hoạt tại các nhà máy nước cung cấp cho thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Theo đó, tất cả 10/10 mẫu nước sạch đều đạt QCĐP 01:2021/NA.
  • Quảng Ngãi: Nhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch
    Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đầu tư hàng trăm công trình nước sạch, mỗi công trình có kinh phí đầu ít nhất là 500 triệu đồng, thậm chí có những công trình hơn 10 tỷ đồng. Thế nhưng, vì nhiều lý do có hơn 90% các công trình cấp nước ở nông thôn không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Nhanh chóng khắc phục kênh mương thuỷ lợi sau mưa lũ
    (TN&MT) – Sau khi bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra vào đầu tháng 8/2023, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực phối hợp với các đơn vị tu sửa lại hệ thống kênh mương thuỷ lợi đảm bảo đủ nước cho bà con sản xuất vụ mùa.
  • Ninh Thuận: Thực hiện vận hành các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2023
    (TN&MT) - Theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2023 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trên các lưu vực sông cả nước sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, phạm vi ảnh hưởng do mưa bão rộng, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cảnh báo nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
  • Để những mạch nguồn chảy mãi
    Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ.
  • Lạng Sơn: Đưa nước sạch đến với người dân vùng khó khăn
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá đa dạng với hơn 270 hồ chứa, trên 970 đập dâng các loại, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn, góp phần tiết kiệm, giảm tỷ lệ thất thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
  • Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất đề nghị thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
    Sáng 29/8, UBDN TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết các văn bản làm cơ sở tiếp tục thử nghiệm ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
  • Phù Yên (Sơn La): Tăng cường quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 1284/UBND-TNMT, về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện.
  • Luật hóa quy định bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
    (TN&MT) - Để nâng cao vai trò của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong việc thống nhất các hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên lưu vực sông hiện nay, đồng thời tăng cường chức năng, tính hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phù hợp với yêu cầu thực tế, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung và luật hóa các quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO