Bình Định: Người dân Bana làng Hà Ri hiến đất mở đường du lịch cộng đồng

Mỹ Bình | 16/07/2022, 16:56

Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện vào điểm du lịch suối Tà Má, hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, người dân Bana làng Hà Ri, xã Vĩnh hiệp, huyện Vĩnh Thạnh chung sức đồng lòng tự nguyện hiến đất mở đường.

Về Hà Ri những ngày này, chúng tôi ghi nhận không khí tất bật, rộn ràng của bà con đồng bào Bana đang tích cực xây dựng, chỉnh trang tại hàng rào, bờ tường sau khi đã hiến đất để mở rộng và nâng cấp đường vào điểm du lịch suối Tà Má. Những bức tường rào vừa mới xây xong chưa hết mùi vôi vữa hay hàng rào đang xây dựng dở dang đều toát lên vẻ đẹp của miền sơn cước tràn đầy sức sống mới.

dsc06891.jpg
 Cây đa đầu làng Hà Ri của đồng bào Bana tồn tại hàng trăm năm 

Chia sẻ với chúng tôi, anh Đinh Thìn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban quản lý thôn Hà Ri cho hay: Sau khi có chủ trương làm đường bê tông hóa mở rộng từ đầu thôn cho đến khu vực suối Tà Má, các cấp ngành đã nhiều lần đến tận thôn bàn họp, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con. Nhờ cách vận động mềm dẻo, linh hoạt, thuyết phục có lý, hợp tình của cán bộ xã, thôn nên được người dân rất đồng tình ủng hộ.

dsc06912.jpg
 Anh Đinh Thìn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban quản lý thôn Hà Ri

Trong số 56 hộ gia đình bị ảnh hưởng từ việc mở rộng đường giao thông vào khu vực suối Tà Má thì có nhiều hộ gia đình là đảng viên, người uy tín đều nêu gương đi đầu trong việc hiến đất làm đường. Đơn cử như già làng Đinh H'Nơn, hiến 50m2; ông Đinh Liếp, Trưởng Ban mặt trân thôn, hiến khoảng 70m2.

dsc06896.jpg
 Nhà văn hóa làng Hà Ri 

“Thôn Hà Ri có 99% người Bana sinh sống, với thu nhập 18 triệu đồng/năm, nhưng cả làng tin rằng, nếu con đường vào khu vực vào suối Tà Má hoàn thành sẽ tạo nhiều thuận lợi để bà con sản xuất, hơn hết giúp cho khu vực này giao thông thoáng để vận chuyển hàng hòa, hành khách đến khu du lịch suối Tà Má dễ dàng”, anh Đinh Thìn vui vẻ chia sẻ thêm.

dsc06930.jpg
Nâng cấp mở rộng con đường vào suối Tà Má

Thông tin với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp cho biết: Mặc dù việc đầu tư con đường vào khu vực suối Tà Má sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều hộ dân, tuy nhiên bằng hỗ trợ kinh phí bồi thường và sự tự nguyện hiến đất của người dân mà đến nay tuyến đường đã sắp hoàn thành.

dsc06955.jpg
 Con đường mở rộng nâng cấp, nhà dân phải xây lại tường rào, hàng rào mới 

Theo ông Nguyễn Hồng Quang, trong xây dựng Đề án “Phát triển du lịch huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, suối Tà Má được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế để trở thành điểm du lịch đẹp và nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc kết hợp văn hóa bản địa của đồng bào Bana.

dsc06959.jpg
 Nhiều hộ dân đang xây tường rào mới 

Suối Tà Má là một thắng cảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp thuần khiết của vùng miền núi Vĩnh Thạnh được ví như nàng công chúa ngủ trong rừng chưa được đánh thức sau nhiều năm ngủ quên.

dsc07064.jpg
 Suối Tà Má 

Thời gian qua, khu vực suối Tà Má được biết đến như một điểm du lịch xanh mới của tỉnh Bình Định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông đi lại cho dân sinh, đồng thời kết nối vào khu du lịch suối Tà Má, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt đầu tư xây dựng đường vào suối Tà Má.

dsc06991.jpg
 Đường và suối Tá Má được nâng cấp, mở rộng xây mới 

Con đường xây dựng mở rộng, nâng cấp vào suối Tà Má khởi công vào giữa tháng 2 năm 2022, với kinh phí đầu tư 8 tỷ đồng, có chiều dài khoảng 2,6km và bề rộng nền đường 6,5m (điểm đầu giáp tuyến với tuyến đường ĐH.31 tại Km10+100 thuộc thôn Hà Ri, điểm cuối tuyến giáp với suối Tà Má).

Ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban QLDA Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định cho biết: Bắt đầu từ ngày triển khai xây dựng, đồng bào Bana tại Hà Ri luôn đồng thuận chủ trương cũng như nhiệt tình ủng hộ, vì thế công tác giải phóng mặt diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng như vậy. Dự kiến cuối tháng 7 này, chúng tôi sẽ hoàn thành việc xây dựng đường bê tông vào suối Tà Má.

dsc07043.jpg
 Suối Tà Má được đánh thức sau nhiều năm ngủ quên 

Câu chuyện về người dân đồng bào Bana làng Hà Ri đồng lòng hiến đất mở đường vào điểm du lịch suối Tà Má, có thể coi là một điểm sáng về công tác dân vận, xây dựng nếp sống mới văn minh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Bình Định. Đây là nguồn lực để các địa phương vùng miền núi hay vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bài liên quan
  • Bình Định: Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh
    (TN&MT) - Chiều 23/12, tại thành phố Quy Nhơn, Sở Du lịch Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học về Đề án “ Phát triển du lịch huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Tĩnh: Ổn định nơi ở, đất canh tác cho bà con đồng bào Chứt
    Bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) là nơi cư trú của tộc người Chứt (còn gọi là người Mày, Rục, A Rem) với 59 hộ dân và 209 nhân khẩu. Đến nay, có 29 hộ dân được nhà nước hoàn thành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm góp phần ổn định nơi ở, đất canh tác cho bà con đồng bào.
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Cần Thơ: Phát huy giá trị tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống xã hội
    (TN&MT)- Các tôn giáo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã và đang phát huy các giá trị tín ngưỡng tôn giáo để tạo sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng vào sự phát triển TP. Cần Thơ ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  • [Infographic] - Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
    Luật Tôn giáo, tín ngưỡng quy định 5 hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
  • Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
    (TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Bảo vệ môi trường trong quan niệm Phật giáo
    (TN&MT) - Trong thông điệp về bảo vệ môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, Đức Phật đã dạy các đệ tử ý thức bảo vệ, giá trị của thiên nhiên, nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường đồng nghĩa với việc hủy hoại nơi tu tập, thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi.
  • Niềm tin bảo vệ môi trường của người Công giáo
    (TN&MT) - Đối với tín đồ Công giáo, bảo vệ môi trường sống và đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu là những vấn đề cần được quan tâm, nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau. Vấn đề này đã được Đức Giáo hoàng Francis đề cập trong Thông điệp Laudato Sí.
  • Già làng hiến đất mở đường trên vùng cao A Lưới
    Già làng Quỳnh Rêh (thôn A Đeeng Par Lieng 2, xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tự nguyện hiến phần đất của gia đình để mở đường, xây trường cho bà con quê hương.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La
    (TN&MT) - Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La được tổ chức trở lại với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút hàng trăm diễn viên, vận động viên đến từ 12 xã, phường và đông đảo nhân dân, du khách tham quan, cổ vũ.
  • Sách Trắng về tôn giáo: Bức tranh rõ nét về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
    Được ví là cuốn cẩm nang cho những người làm công tác tôn giáo, Sách Trắng về tôn giáo cung cấp những kiến thức căn bản và cần thiết như chính tên gọi của sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam”.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Sức sống dòng sông Mẹ
    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO