Chủ Nhật, 13/4/2025 22:46 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 18/04/2022 , 00:09 (GMT+7)

Bình Định: Làng M9 Vĩnh Hòa đẹp làng sạch ngõ

Thứ Hai 18/04/2022 , 00:09 (GMT+7)

(TN&MT) - Vĩnh Hòa là một trong 9 xã của huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định có phần lớn đồng bào dân tộc Bana sinh sống. Có dịp về thăm Vĩnh Hòa hôm nay, chúng tôi chứng kiến những đổi thay của vùng đất nghèo khó này, nhất là tại làng M9, nơi có 100% đồng bào Bana sinh sống lại đẹp như bức tranh sơn dầu với gam màu xanh lá cây, màu đỏ hoa dâm bụt làm chủ đạo.

h1.jpg
Chúng tôi về thăm xã Vĩnh Hòa những ngày giữa tháng 4 năm 2022, khi đồng bào cả nước hướng về kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022). Vừa đặt chân đến ngôi làng M9, nơi có 100% đồng bào Bana sinh sống thì hình ảnh đầu tiên chúng tôi chạm đến là ngôi nhà Rông để sinh hoạt cộng đồng của bà con trong làng cất dựng rất đẹp. Bên hông nhà Rông, đặt thùng đựng rác nằm ngay ngắn, gọn sàng, sạch sẽ đủ nhận biết những người dân ở ngôi làng này ý thức rất tốt về công tác bảo vệ môi trường, xây dựng hình ảnh ngôi làng M9 sạch đẹp vì môi trường sống an lành của cả buôn làng.
h2.jpg

Hình ảnh làm chúng tôi ngạc nhiên là con đường vào làng M9 rất đẹp, hai bên đường hoa giấy nỡ rộ với gam màu đỏ thắm, hồng nhạt, trắng tinh khôi xen lẫn nhau tạo thành những khối không gian rực rỡ cho bầu trời thêm tỏa sắc khiến cho người đi đường cảm giác hân hoan lạ thường khi đến với ngôi làng.

h3.jpg
Khác với những nơi vùng miền núi, bà con thường dùng gỗ hoặc dây thép gai để làm hàng rào thì người dân nơi đây lại dùng giàn hoa dâm bụt mảu đỏ tươi làm hàng rào cho ngôi nhà của mình, tạo nên sinh khí tươi mới, đẹp mắt cho ngôi nhà khiến ai đi qua đều thích thú và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thuần khiết đậm chất thiên nhiên tại làng M9, xã Vĩnh Hòa.
h4.jpg
Hầu như phần lớn gia đình nào trong làng M9 cũng trồng hoa dâm bụt màu đỏ thắm làm hàng rào quanh sân nhà, ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm bên hàng hoa dâm bụt khoe sắc thắm như một nét riêng biệt cho làng M9.
h5.jpg
Không chỉ dùng hoa dâm bụt làm hàng rào mà đồng bào Bana làng M9 dùng hoa giấy tạo dáng kết khung làm cổng ngõ cho ngôi nhà của mình thật lộng lẫy giữa sắc trời xanh biếc tạo nên không gian xanh cho ngôi làng M9 thật khác biệt với những ngôi làng ở niềm núi xưa nay.
h6.jpg

Mỗi ngôi nhà đều có dáng cổng khác nhau nhưng đều dùng hoa giấy làm chất liệu chính giúp cho con đường ngõ xóm vào làng M9 thêm lung linh sắc màu trong ánh nắng nồng nàn của miền sơn cước tràn đầy sức xanh.

h7.jpg

Trên đường đi tham quan làng, chúng tôi gặp gỡ bà Đinh Thị Nhất ở làng M9, xã Vĩnh Hòa, bà khoe với chúng tôi: Làng chúng tôi đẹp lắm, nhà nào cũng trồng hoa giấy, dâm bụt hay các loài hoa khác. Rác sinh hoạt thì bỏ vào thùng không vứt bừa bãi như trước kia, cứ bỏ vào thùng sẽ có người chở đi xử lý, còn không thì đốt chứ không xả rác lung tung đâu.

h8.jpg

Chúng tôi trò chuyện với ông Đinh Văn Mưu – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa về công tác bảo vệ môi trường tại làng M9 thì ông vui vẻ cho biết: Làng M9 có 352 nhân khẩu với 102 hộ đều là đồng bào Bana. Bà con trong làng M9 rất ý thức bảo vệ môi trường. Mỗi gia đình đều trồng hoa, cây xanh trong vườn nhà, thùng rác thì để bên đường, các hộ gia đình cứ bỏ rác vào thùng rồi xe chuyên dụng của xã đến mang rác đi xử lý tại khu tập trung. Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, Trưởng làng hay người có uy tín trong làng đều nhắc nhở, tuyên truyền, vận động bà con cùng chung tay xây dựng làng M9 xanh – sạch – đẹp, điển hình mẫu cho các làng khác học tập làm theo.

h9.jpg
Những thùng đựng rác màu xanh nằm lặng lẽ bên đường trước nhà người dân, nó vui vẻ đón rác để giữ làng M9 sạch đẹp mỗi ngày nhờ ý thức chấp hành bảo vệ môi trường của bà con trong làng.
h10.jpg

Chúng tôi tạm biệt ngôi làng M9 khi trời đã bắt đầu hạ nắng nhưng làng vẫn đẹp lung linh tươi sắc với đủ gam màu cuộc sống, nằm êm ả giữa thung lũng xanh biếc được bao bọc bởi núi rừng Vĩnh Hòa. Nơi đó, mặc dù cuộc sống người dân vẫn nghèo khó nhưng họ đang sống giữa bầu không khí trong lành của màu xanh sự sống hòa quyện với màu xanh đất trời cùng thiên nhiên tươi đẹp như bức tranh sơn dầu xanh thắm.

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Xem thêm