Bình Định khuyến khích người dân sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường

Mỹ Bình | 28/12/2020, 19:54

(TN&MT) - Chiều 28/12, tại thành phố Quy Nhơn, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình “Sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường” tại Chợ Chương Dương, thành phố Quy Nhơn.

Tỉnh Bình Định hiện nay có khoảng 179 chợ với khoảng 31.384 hộ kinh doanh đăng ký hoạt động; lượng túi ni lông khó phân hủy được sử dụng tại các chợ ước tính khoảng 5.650 tấn/năm. Lượng chất thải này đã, đang và sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Do đó, cần có sự chung tay của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải bao bì ni lông khó phân hủy và chất thải nhựa sử dụng một lần.

Nhu cầu sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường tại các điểm chợ 

Xuất phát từ thực tiễn đó, UBND tỉnh Bình Định đã phát động Phong trào “Chống rác thải nhựa” và Chỉ thị số 19 về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bình Định, nhằm tăng cường các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa và tăng cường tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Theo đó, các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định triển khai nhiều hoạt động mạnh mẽ để hưởng ứng phong trào Chống rác thải nhựa như: mô hình giảm sử dụng túi ni lông tại xã Nhơn Châu và nhân rộng tại thị trấn Vân Canh, mô hình phụ nữ không sử dụng túi ni lông tại xã Phước Sơn và thị trấn Diêu trì, huyện Tuy phước; tổ chức ra quân làm sạch biển; đổi rác nhựa lấy quà; mô hình cá ăn rác nhựa tại bãi biển.

Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Hội LHPN tỉnh triển khai mô hình "Sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường” tại Chợ Chương Dương

Nằm trong chuỗi các hoạt động này, mô hình "Sử dụng túi ni lông thân thiện môi trường” tại Chợ Chương Dương, thành phố Quy Nhơn do Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội LHPN tỉnh Bình Định và các đơn vị liên quan thực hiện với mục đích tạo thói quen sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường và giảm thiểu chất thải nhựa.

Bà Hà Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở TN&MT phát biểu tổng kết thực hiện mô hình 

Trong hơn 3 tháng triển khai, bà con tiểu thương và người dân tại Chợ Chương Dương được cấp phát sử dụng miễn phí túi ni lông thân thiện với môi trường. Đây là loại túi ni lông dễ phân hủy sinh học, giảm ô nhiễm môi trường được Tổng Cục Môi trường chứng nhận đã góp phần chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của tiểu thương, hội viên, phụ nữ, quần chúng nhân dân về chống rác thải nhựa, giảm thiểu sử dụng túi ni lông, bảo vệ môi trường sống.

Quang cảnh Hội nghị tổng kết 

Hội nghị tổng kết mô hình “Sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường” tại Chợ Chương Dương, thành phố Quy Nhơn để đánh giá kết quả thực hiện mô hình, những mặt tích cực cần phát huy, duy trì và những vấn đề chưa đạt, cần khắc phục, chuyển đổi. Ngoài ra, kết quả phiếu khảo sát thông tin phản hồi từ bà con tiểu thương và người đi chợ (yếu tố kinh tế, tính phù hợp, tiện ích sử dụng) được đặt ra, nhằm xác định tính khả thi khi duy trì và nhân rộng mô hình trong thời gian đến.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
  • Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện vào ngày 21/9.
  • Sơn La: Kiểm soát chặt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
    (TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu tỉnh Sơn La đề ra tại Kế hoạch 207/KH-UBND, thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
  • Đà Nẵng: Rác và bùn “bức tử” cống thu nước, hố ga
    Rác và bùn đất ngập trong cống thoát nước và hố ga khiến nước không thể thoát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn.
  • Thúc đẩy giảm phát thải, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Lào Cai, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội thảo tuyên truyền, trao đổi về ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon theo cam kết tại Hội nghị COP26”.
  • Lào Cai: Mưa lũ gây sạt lở lớn trên quốc lộ 70
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn các huyện Bảo Thắng, Mường Khương.. của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là gây sạt lở nhiều điểm trên Quốc lộ 70 khiến giao thông bị chia cắt ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
  • Kiên Giang: Tiếp nhận 4 cá thể động vật rừng thuộc nhóm IIB
    (TN&MT) - Ngày 19/9, Trạm Cứu hộ Động vật Hoang dã Hòn Me (huyện Hòn Đất) trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang tiếp nhận 4 cá thể động vật rừng thuộc nhóm IIB.
  • Quảng Nam: Thấp thỏm nỗi lo sạt lở núi
    Vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của BĐKH khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO