Bình Định: Hơn 300 ha lúa tại xã Cát Hanh có nguy cơ mất trắng vì thiếu nước

29/08/2016, 00:00

(TN&MT) - Hiện nay, hơn 300 ha lúa vụ Mùa năm 2016 tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát (Bình Định) rơi vào tình trạng thiếu nước tưới nghiêm trọng. Người dân địa phương đang “đứng ngồi không yên”, tìm mọi cách để chống hạn, cứu lúa.

Thiếu nước tưới trầm trọng

Theo thống kê của UBND xã Cát Hanh, vụ Mùa (vụ 3) năm 2016, toàn xã triển khai sạ 618 ha. Thời gian xuống giống cuối tháng 6, đầu tháng 7/2016. Toàn bộ diện tích này được Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) 1 và 2 Cát Hanh ký hợp đồng với Xí nghiệp thủy lợi 2 - thuộc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định (Công ty KTCT thủy lợi Bình Định) đảm trách cung ứng nước tưới phục vụ sản xuất.

Thế nhưng, gần 1 tháng qua, việc cung ứng nước tưới bị gián đoạn. Hiện có  khoảng hơn 500 ha lúa vụ Mùa tại xã Cát Hanh rơi vào tình trạng thiếu nước tưới. Trong đó, hơn 300 ha lúa tại các cánh đồng thuộc thôn Chánh An (58,5 ha), Tân Hóa Nam (41,1 ha), Tân Hóa Bắc (59,9 ha), Vinh Kiên (39,2 ha), Khánh Lộc (98 ha), Vĩnh Trường (94,3 ha) bị thiếu nước nghiêm trọng.

Nhiều ruộng lúa lâu ngày không có nước tưới, đất trở nên khô khốc, nứt nẻ, cây lúa héo úa, cháy vàng. Đặc biệt, nhiều ruộng lúa trong giai đoạn làm đòng, nhưng không đảm bảo chu kỳ tưới nước, nguy cơ mất mùa rất cao.

Nhiều diện tích lúa tại thôn Chánh An bị thiếu nước, đất ruộng nứt nẻ, lúa dần dần cháy vàng
Nhiều diện tích lúa tại thôn Chánh An bị thiếu nước, đất ruộng nứt nẻ, lúa dần dần cháy vàng

Trung tuần tháng tháng 8/2016, chúng tôi về xã Cát Hanh khảo sát tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới mà bà con nông dân nơi đây đang đối mặt. Tại cánh đồng thôn Chánh An, Vinh Kiên, Khánh Lộc, Tân Hóa Nam…, hàng trăm bà con ngày đêm “trực chiến” tại ruộng tìm cách cứu lúa. Nhiều bà con đào giếng tại ruộng, dùng phương tiện máy bơm để bơm nước tưới lúa.

Ông Đoàn Văn Bạn, ở xóm Hanh Thái, thôn Chánh An, than thở: “Vụ mùa năm nay nhà tôi xuống giống sản xuất 1 ha lúa. Lúa đang giai đoạn 40 ngày tuổi thì không còn nước tưới. Để cầm cự, ngăn lúa chết khô, tôi thuê máy bơm, bơm nước từ giếng đào vào ruộng với giá 30 ngàn đồng 1 giờ đồng hồ, nhưng cũng chẳng ăn thua”.

“Nhà tôi tốn cả triệu bạc thuê máy bơm bơm nước vào ruộng cứu lúa, nhưng nhìn ruộng lúa từ từ vàng úa mà thấy não lòng. Cũng vì nóng ruột do thiếu nước tưới, nhiều người quyết liệt tranh giành nước, dẫn đến cãi cọ, làm mất tình làng nghĩa xóm”, bà Hạnh - ở thôn Vinh Kiên buồn rầu cho biết

Không riêng ông Bạn, bà Hạnh, mà hàng trăm, hàng ngàn bà con nông dân ở xã Cát Hanh đang “đứng ngôi không yên” khi nhìn ruộng lúa héo úa từng ngày vì thiếu nước.

Ông Trần Văn Khanh, Trưởng thôn Chánh An, tâm tư: “Bà con nông dân thực hiện sạ theo đúng lịch thời vụ và chủ trương của địa phương, cũng như ngành nông nghiệp. Trong hợp đồng ký kết giữa Xí nghiệp thủy lợi 2 với HTXNN 1 và 2 Cát Hanh cũng cam kết cung ứng đầy đủ nước tưới cho vụ Mùa năm 2016. Địa phương và các cấp, các ngành đã chủ trương cho bà con sản xuất vụ Mùa thì phải có biện pháp giải quyết hiệu quả tình trạng thiếu nước tưới hiện nay”.

Người dân xã Cát Hanh kéo vòi ra ruộng để bơm nước cứu lúa
Người dân xã Cát Hanh kéo vòi ra ruộng để bơm nước cứu lúa

Cần giải pháp hiệu quả để cứu lúa

Qua tìm hiểu được biết: Diện tích lúa tại xã Cát Hanh hưởng nguồn nước tưới từ hồ Hội Sơn (nằm ở xã Cát Sơn, huyện Phù Cát) thông qua hệ thống đập Cây Gai (nằm ở xã Cát Lâm, huyện Phù Cát). Ngoài việc cung ứng, phục vụ nước tưới cho diện tích lúa vụ Mùa tại Cát Hanh, khu tưới đập Cây Gai còn tưới cho hơn 700 ha lúa vụ Thu tại xã Mỹ Hiệp. Hiện, lượng nước tại hồ Hội Sơn giảm nhanh, chỉ tạm đủ tưới cho diện tích lúa vụ Thu nên từ ngày 28/7, Xí nghiệp thủy lợi 2 tạm ngưng cấp nước cho diện tích lúa vụ Mùa tại xã Cát Hanh, khiến hơn 500 ha lúa bị thiếu nước tưới.

Ông Nguyễn Tẫn, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Hanh, cho biết: “Trước tình hình hạn hán, thiếu nước tưới hiện nay, xã đã báo cáo cho UBND huyện Phù Cát để huyện kiến nghị lên cấp trên tìm giải pháp cứu vãn. Trước mắt, xã vận động bà con đào giếng, dùng máy bơm bơm nước vào ruộng để giữ ẩm cho đất, tránh tình trạng lúa bị chết khô. Nhưng về lâu dài, nếu không có nguồn nước tưới ổn định, đảm bảo đúng chu kỳ tưới thì khả năng nhiều diện tích lúa vụ Mùa năm 2016 bị mất trắng là rất cao”.

Trong khi đó, ông Vũ Quốc Bảo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cho rằng: “Phòng đã cử cán bộ chuyên môn đi kiểm tra thực tế nắm tình hình, báo cáo lãnh đạo UBND huyện để huyện có cơ sở kiến nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí chống hạn cho bà con. Dù Xí nghiệp thủy lợi 2 đã ký hợp đồng cung ứng nước tưới cho vụ mùa năm 2016, nhưng do lượng nước tưới tại hồ Hội Sơn không đảm bảo nên đành chịu. Giờ chỉ mong thời gian tới trời có mưa để cứu vãn tình hình”.

Liên quan việc này, theo ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Công ty KTCT thủy lợi Bình Định, thì: Hiện mực nước tại hồ Hội Sơn chỉ còn dung tích 2,8 triệu m3 (kể cả dung tích chết), nên tình hình tưới gặp rất nhiều khó khăn. Dù đã tạm ngưng cung cấp nước, nhưng đa số diện tích lúa vụ Mùa đã khô trắng nên từ ngày 7/8, đơn vị tiến hành mở cấp nước qua kênh S để bà con bơm nước giữ ẩm cho một số diện tích tại xã Cát Hanh.

Bên cạnh đó, công ty đang cân đối nguồn nước tưới tại chỗ, mở nước hồ Suối Tre bổ sung cho khu tưới đập Cây Gai. Tiếp tục đưa nước qua kênh S (1 đợt, lưu lượng khoảng 300l/s) để bà con bơm nước giữ ẩm lúa vụ Mùa và chờ mưa. Công ty phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát và UBND xã Cát Lâm thực hiện lịch bơm tưới luân phiên trạm bơm điện xã Cát Lâm để duy trì lượng nước xuống đập Cây Gai.

Ngoài ra, đơn vị tiến hành nạo vét kênh dẫn nước trước cống hồ Hội Sơn để tận dụng lượng nước chết trong hồ phục vụ chống hạn. Riêng một số vùng có nguồn nước ngầm và giếng khoan, công ty đề nghị các địa phương vận động bà con bơm nước chống hạn.

Hoàng Nguyên


(0) Bình luận
Nổi bật
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất
Từ đầu năm đến nay, việc đấu giá, thu tiền sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến nay chỉ đạt khoảng 25% so với chỉ tiêu. Hiện địa phương đang đẩy nhanh tiến độ đấu giá nhiều diện tích đất khác ở các địa phương.
Đừng bỏ lỡ
  • 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam: Đạt nhiều thành tựu gắn với dấu mốc lịch sử
    (TN&MT) - Sáng 1/10, tại Hà Nội, Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Tổng Hội Địa chất Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt nhân dịp 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam (2/10/1945 - 2/10/2023) với sự tham gia của hơn 500 đại biểu.
  • Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản
    (TN&MT) - Góp ý cho Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân, nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp đề nghị thay đổi quy định về thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.
  • Đắk Nông đề xuất giải pháp phát triển hài hòa giữa khai thác bô xit với hoạt động phát triển kinh tế xã hội
    (TN&MT) - Trong những năm qua, khai thác bô xit đã và đang đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Nông cả về ngân sách cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, bô xit là một loại khoáng sản có tính chất đặc thù, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong phát triển bô xit và các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác khi áp dụng Luật Khoáng sản năm 2010.
  • Thanh Hóa: Hiệu quả của tích tụ, tập trung đất đai tại huyện miền núi Ngọc Lặc
    Việc triển khai hiệu quả chính sách tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp đang là bàn đạp để huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào bà con các dân tộc trên địa bàn huyện.
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO