Bình Định: Giải pháp nào cho các công trình nước sạch không phát huy hiệu quả?

Mỹ Bình | 11/12/2022, 16:52

Hiện nay toàn tỉnh Bình Định có nhiều công trình nước sạch không phát huy hiệu quả trên địa bàn tỉnh, trong đó điển hình là hệ thống nước sạch thị trấn Vân Canh. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định Trần Văn Phúc đánh giá nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp xử lý các công trình nước sạch không phát huy hiệu quả.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh Bình Định hiện có 129 công trình cấp nước tập trung vùng nông thôn, với tổng công suất thiết kế 46.882 m3 /ngày.đêm, cấp nước cho 105.662 hộ.

Trong đó: Có 105 công trình có công suất nhỏ (500 m3 /ngày.đêm), công nghệ xử lý đơn giản (lắng, lọc), được đầu tư từ trước năm 2005, chủ yếu là các công trình cấp nước tự chảy phục vụ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có 24 công trình cấp nước vùng nông thôn có công nghệ xử lý nước hoàn chỉnh, với tổng công suất thực tế hiện nay khoảng 32.245 m3 /ngày.đêm, chủ yếu là các công trình vừa và lớn, có công suất từ 1.000 m3 /ngày trở lên. Đến cuối năm 2021, tỉ lệ cấp nước sạch nông thôn đạt quy chuẩn trên địa bàn toàn tỉnh là 28,6%; dự kiến cuối năm 2022, tỉ lệ cấp nước sạch nông thôn là 31% (84.175/271.904 hộ)

z3580371655937_70f01976eaffa033bcd6701c46a08422.jpg
Các công trình cấp nước nông thôn khộng phát huy hiệu quả sử dụng 

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn theo địa phương từ cao đến thấp: Thành phố Quy Nhơn 71,9%; huyện Tuy Phước 46,7%; huyện Phù Cát 41,5%; huyện Tây Sơn 32,5%; thị xã Hoài Nhơn 30,4%; thị xã An Nhơn 28,9%; huyện Vĩnh Thạnh 27,4%; huyện Phù Mỹ 16,1%; huyện Hoài Ân 14,0%; huyện An Lão 4,3%.

Trước đây, các Chương trình 135, Chương trình 30a đầu tư cho phát triển cấp nước sinh hoạt; riêng Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư phát triển cấp nước sạch. Từ năm 2021, cấp nước nông thôn phải được đánh giá theo tiêu chí nước sạch; do vậy, đối với 105 công trình cấp nước miền núi đánh giá không phải là công trình cấp nước sạch, 24 công trình cấp nước tập trung có quy mô vừa và lớn là công trình cấp nước sạch. Hiện nay, qua đánh giá, toàn tỉnh có 16 công trình bền vững, 1 công trình dưới mức bền vững, 79 công trình không bền vững và 33 công trình không hoạt động.

dsc05121.jpg
Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026

Trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 10/12, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định Trần Văn Phúc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công trình nước sạch nông thôn trong thời gian tới:

dsc05136.jpg
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định Trần Văn Phúc giải trình tại kỳ họp 

Đầu tư công trình nước sạch phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nguồn nước đầu vào phải đủ quanh năm, công nghệ xử lý nước hoàn chỉnh, chất lượng nước đầu ra phải đạt chất lượng theo quy chuẩn; công trình nước sạch phải đặt đúng nơi người dân có nhu cầu sử dụng nước. Chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện phải vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân đấu nối nước sạch vào hộ gia đình và sử dụng nước tiết kiệm, không khoán trắng cho đơn vị quản lý vận hành (một số dự án công trình nước sạch khi đưa vào khai thác, vận hành rất ít hộ dân đấu nối hoặc sử dụng nước rất ít). Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành công trình cấp nước phải có chuyên môn kỹ thuật, có năng lực quản lý, có trách nhiệm với cộng đồng dân cư trong khu vực.

Trong thời gian đến tiếp tục phát triển 9 dự án cấp nước sạch đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021- 2025: Cấp nước sạch Vân Canh, cấp nước sạch thị trấn Vĩnh Thạnh, cấp nước sạch Cát Tài, cấp nước sạch ven biển Phù Mỹ, cấp nước sạch Tây Phù Mỹ, cấp nước sạch Tây Phù Cát, cấp nước sạch Bắc huyện Tây Sơn, cấp nước sạch Phước Lộc - Phước Hiệp, cấp nước sạch Phước Thành (huyện Tuy Phước).

z3287896118559_75c49816ebe789320ac14e6d4a7049cf.jpg
Hệ thống nước sạch huyện Vân Canh không phát huy hiệu quả sử dụng 

Riêng đối với hệ thống nước sạch huyện Vân Canh, Sở Nông nghiệp và PTNT được UBND tỉnh Bình Định giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư một hạng mục của công trình nước sạch Vân Canh là nhà máy xử lý nước sạch, với công suất 1.400 m3/ngày. UBND huyện Vân Canh tổ chức vận hành cấp nước sạch từ tháng 12/2013, đến tháng 4/2014 thì nhà máy xử lý nước sạch dừng hoạt động, chỉ thực hiện cấp nước sinh hoạt cho đến nay.

Để cấp nước sạch cho nhân dân thị trấn Vân Canh và các vùng phụ cận, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất tiếp nhận lại toàn bộ Hệ thống cấp nước sạch Vân Canh từ UBND huyện Vân Canh và giao Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý, vận hành. Lập dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công trình, xây dựng giá nước theo quy định trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Sở Nông nghiệp và PTNT cam kết làm hết trách nhiệm của mình, phối hợp cùng với UBND huyện Vân Canh làm sống lại Hệ thống nước sạch Vân Canh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • Long An: Sử dụng, bảo vệ hiệu quả nguồn nước ngọt đê duy trì giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Long An đã và đang tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước (TNN), bảo đảm an ninh nguồn nước; đồng thời, khuyến khích đổi mới tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định, giúp người dân nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Quản lý tài nguyên nước ở Tiền Giang: Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tiền Giang đã và đang tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước (TNN); đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu về nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước
    Ngày 11/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực, Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đồng chủ trì Hội thảo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO