Bình Định: Di dời khẩn cấp cột điện số 16 Quy Nhơn – Tuy Hòa

Mỹ Bình | 12/01/2022, 21:51

(TN&MT) - UBND tỉnh Bình Định vừa yêu cầu di dời khẩn cấp cột điện số 16 thuộc tuyến điện 220kV Quy Nhơn – Tuy Hòa để bảo đảm an toàn lưới điện do sạt lở tại chân núi Hòn Chà thuộc khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn.

Theo Báo cáo của Sở Xây dựng Bình Định, tuyến đường dây 220kV Quy Nhơn - Tuy Hòa là tuyến đường dây điện cao thế đóng vai trò quan trọng trong việc cấp điện cho khu vực tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận, do vậy yêu cầu phải đảm bảo vận hành an toàn và liên tục.

Khu vực sạt lở tại cột điện số 16 thuộc tuyến điện 220kV Quy Nhơn - Tuy Hòa 

Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 30/11/2021, tại sườn phía Đông núi Hòn Chà thuộc khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn xuất hiện sạt lở đất có lẫn đá mồ côi, với chiều cao mặt trượt khoảng 70 m so với chân núi; việc sạt lở này tạo ra mái taluy với bề mặt chủ yếu là đất đồi có xen lẫn đá mồ côi, mái dốc đứng, đỉnh mái taluy sạt lở cách chân cột điện số 16 thuộc tuyến điện 220kV Quy Nhơn - Tuy Hòa chỉ khoảng 33 m.

Sạt lở đất đá tràn xuống làm ảnh hưởng cột điện 

Theo đánh giá ban đầu cho thấy mái taluy này có chiều cao và độ dốc đứng, vượt xa các quy định về mái dốc tự nhiên an toàn theo QCVN 07-4:2016, kết cấu đất xốp, bở rời không ổn định, rất dễ xói lở và nguy cơ tiếp tục sạt trượt ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cột điện số 16.

Về nguyên nhân sạt lở do mưa lớn và dài ngày, kết cấu đất, đá bở rời mất ổn định nên gây trượt; khu vực sạt lở là đất của người dân được giao để trồng rừng sản xuất, không có hoạt động đào ũi, san lấp mặt bằng hoặc khai thác đá.

Sạt lở đất ăn sâu vào chân cột điện 

Trên cơ sở báo cáo của Sở Xây dựng về việc kiểm tra, xử lý, khắc phục sạt lở tại chân núi Hòn Chà thuộc khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Truyền tải điện Bình Định khẩn trương thực hiện khảo sát, lập phương án di dời khẩn cấp cột điện số 16 thuộc tuyến điện 220kV Quy Nhơn - Tuy Hòa để đảm bảo an toàn lưới điện.

Khối đá lớn nhỏ từ trên núi Hòn Chà đổ xuống đất 

Trước mắt, đề nghị đơn vị có giải pháp khắc phục tạm thời bằng phương án gia cố chằng néo cột điện hiện có, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cột điện số 16 nêu trên; bổ sung cắm các biển báo nguy hiểm trong khu vực sạt lở nhằm cảnh báo, không cho người, phương tiện tiếp cận; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời có biện pháp xử lý khi có hiện tượng sạt lở xảy ra.

Đồng thời giao UBND thành phố Quy Nhơn phối hợp, hỗ trợ Truyền tải điện Bình Định – Công ty Truyền tải Điện 3 trong công tác giải phóng mặt bằng đối với khu vực xây dựng trụ điện mới và hành lang an toàn lưới điện để sớm di dời trụ điện đến nơi an toàn trong thời gian sớm nhất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Bộ TN&MT tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ứng phó BĐKH
    (TN&MT) - Ngày 23/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội của các tỉnh phía Bắc.
  • Nguy cơ bệnh tật tăng theo nhiệt độ
    (TN&MT) - Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện nay, tình trạng nắng nóng gay gắt xuất hiện tại nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và người lao động. Các vấn đề thường gặp phải là say nắng, say nóng, đột qụy do nắng nóng.
  • Phòng, chống thiên tai: Các địa phương chủ động, linh hoạt ứng phó
    (TN&MT) - Thời gian qua, mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, nhưng các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại.
  • Ngân hàng ADB tài trợ Dự án biến đổi khí hậu nhằm giải quyết các rủi ro về thiên tại Thanh Hóa
    Vừa qua, đoàn công tác của Ngân hàng ADB do ông Keiju Mitsuhashi, Quyền Giám đốc Quốc gia, ADB Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về Dự án biến đổi khí hậu.
  • Hội thảo chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) Ngày 18/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020".
  • Quảng Bình: Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nhờ vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đa dạng, Quảng Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tuy nhiên, tỉnh cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Làm thế nào để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững, thích ứng với thiên tai đang là bài toán đặt ra bức thiết với địa phương này.
  • Châu Âu đối mặt với hạn hán: Nhiều quốc gia thiếu nước nghiêm trọng
    (TN&MT) - Thời gian qua, hạn hán đã khiến phần lớn các nước ở châu Âu trải qua tình trạng khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng trong bối cảnh giới khoa học lo ngại hiện tượng El Nino mạnh có thể khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng kỷ lục.
  • Bến Tre: Chú trọng phòng, chống thiên tai hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh ven biển với bờ biển dài cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt, Bến Tre thường xuyên chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi các loại hình thiên tai gây ra. Để hướng đến cuộc sống an toàn, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, tỉnh Bến Tre đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Giảm nhiệt đô thị bằng giải pháp làm mát bền vững
    (TN&MT) - Trong giai đoạn 2022-2024, 3 thành phố: TP. Cần Thơ, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) sẽ tham gia chương trình “Làm mát đô thị bền vững tại khu vực đô thị ở Việt Nam”.
  • Dự báo thời tiết ngày 17/5, cả nước nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 17/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia
    (TN&MT) - Ngày 11/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp cùng Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) đã tổ chức Hội thảo khởi động “Nghiên cứu xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia”. Nghiên cứu là cơ sở đề xuất phương án xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang công nghệ hiệu suất năng lượng cao và các-bon thấp, đồng thời tăng cường tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực làm mát.
  • An toàn cho dân trước thiên tai là ưu tiên hàng đầu của Quảng Trị
    (TN&MT) - Trước tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là mùa mưa bão gần đến, tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều biện pháp và xây dựng các kịch bản ứng phó kịp thời, hiệu quả. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Hòe - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị.
  • Inforgraphic: Nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Thực hiện hợp phần “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA/CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương tỉnh Hà Tĩnh” (gọi tắt là SIPA Hà Tĩnh), thuộc dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN - SIPA),  trong 2 năm 2021 – 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ các hộ nông dân triển khai các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, thích ứng và giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO