Bình Định: Công ty cổ phần Phú Tài đổ bột đá có đúng quy định?

Mỹ Bình | 06/03/2022, 19:21

Sau khi các nhà thầu lấy đất san lấp hoàn thành dự án đường trục Khu kinh tế nối dài để lại ba hố đất sâu nguy hiểm tại thôn Chánh Nhơn và Liên Trì, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát từ năm 2019. Công ty cổ phần Phú Tài xin chủ trương san lấp 3 hố sâu này nhằm cải tạo phục hồi môi trường và tránh nguy hiểm cho người và gia súc. Tuy nhiên việc đổ bột đá xuống hố sâu một cách bừa bãi không đúng quy định sẽ gây hệ lụy môi trường.

Khai thác đất và lấp hố bằng bột đá

Năm 2019, tỉnh Bình Định triển khai thi công dự án đường trục Khu kinh tế nối dài. Để có đất san lấp công trình, nhiều nhà thầu tập trung khai thác đất trái phép tại các thửa đất ở thôn Chánh Nhơn và Liên Trì, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát. Sau khi lấy đất xong, các thửa đất tạo thành 3 hố đất có diện tích hàng chục ngàn m2 với độ sâu từ 3 đến 7m, gây nguy hiểm cho tính mạng con người và gia súc, làm ảnh hưởng nguy cơ sạt lở đất đai của người dân xung quanh.

dsc00223.jpg
 Công ty cổ phần Phú Tài - Xí nghiệp 380 

Năm 2020, vì nhu cầu muốn có nơi để đổ bột đá nhằm phục hồi cải tạo môi trường cũng như san lấp các hố sâu nguy hiểm, Công ty cổ phần Phú Tài xin chủ trương và có phương án sử dụng chất thải công nghiệp thông thường là đá vụn và bột đá để san lấp mặt bằng tại 3 hố sâu trên.

dsc00185.jpg
 Hố khai thác đất và lấp đất bằng bột đá và đá vụn tại thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn 

Sau khi có ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND huyện Phù Cát và UBND xã Cát Nhơn, UBND tỉnh Bình Định có văn bản đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Phú Tài sử dụng bột đá và đá vụn từ Nhà máy chế biến đá granite tại Cụm công nghiệp Cát Nhơn để san lấp mặt bằng, phục hồi môi trường tại các hố khai thác đất trước đây ở thôn Liên Trì và thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn.

dsc00292.jpg
  Hố khai thác đất và lấp đất bằng bột đá và đá vụn tại thôn Liên Trì, xã Cát Nhơn 

Theo tài liệu, phóng viên được biết 3 hố đất sâu này thuộc thửa đất 336, 339 tờ bản đồ số 02; thửa đất 24, 37, 55 và 620 thuộc tờ bản đồ số 02 thôn Liên Trì có tổng diện tích 25.923,3m2 và thửa đất số 116, 130, 131, 138, 145, 159, 160, 161 thuộc tờ bản đồ số 02 có diện tích 35.850,4m2, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn.

Đổ bột đá không theo phương án

Sẽ không có điều gì đáng nói nếu việc san lấp 3 hố trên bằng bột đá đúng quy định, theo phương án mà Công ty cổ phần Phú Tài đề xuất. Có mặt tại hiện trường trong nhiều ngày, phóng viên Báo TN&MT ghi nhận việc san lấp của Công ty cổ phần Phú Tài diễn ra rất bừa bãi.

dsc00195.jpg
 Lấp bột đá bừa bãi tại các hố sâu, người và gia súc thường qua lại khu vực nguy hiểm 

Theo quan sát của phóng viên, những hố này có chiều sâu khoảng 3 đến 7m có nơi thậm chí sâu 10m, đất đá xung quanh miệng hố nằm ngổn ngang, dốc thẳng đứng, có nơi mở hàm ếch rất sâu. Xung quanh các hố này không hề có hàng rào bảo vệ hay biển cảnh báo nguy hiểm đối với người dân. Nhìn từ trên cao, những cái hố chứa đầy nước có màu trắng đục, miệng hố mở rộng như muốn nuốt chửng những con đường nằm bên cạnh cùng cây cối xung quanh. Người dân và gia súc mỗi khi qua đây nếu bất cẩn sẽ lọt xuống hố rất nguy hiểm.

dsc00206.jpg
 Đổ bột đá dồn đống trên miệng hố 

Các xe chở bột đá tới miệng hố là đổ xuống bên dưới. Xung quanh miệng hố không xây hộc bảo vệ mạch nước hay trộn đất, sỏi rồi mới san lấp và cũng không có bất kỳ ai giám sát việc san lấp của đơn vị này có đúng quy định hay không?

Ông Đoàn Văn Bút, người dân tại thôn Liên Trì cho biết: Họ mua đất lại người dân rồi múc đất làm đường. Đường làm xong tạo thành hố. Hàng ngày chúng tôi qua lại, chăn thả bò, nghé tại đây nhưng xung quanh miệng hố không có bất kỳ rào chắn nào cả. Mới đây, có mấy lần bò, nghé bị rơi xuống hố rồi chết. Chúng tôi ở đây rất lo lắng mỗi khi đi qua đây.

dsc00266.jpg
 Hố đất thành hố nước sâu hoắm

Làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Vũ Bằng - Chủ tịch UBND xã Cát Nhơn cho biết: Lâu nay do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, địa phương không thể ra quân theo dõi, giám sát thường xuyên việc san lấp của Xí nghiệp 380- Công ty cổ phần Phú Tài. Thời gian tới, địa phương sẽ cử người theo dõi việc san lấp của Công ty nhiều hơn.

dsc00293.jpg
  Các miệng hố và quanh khu vực hố không có rào chắn còn  biển bảo nguy hiểm thì chỉ cắm duy nhất một cái biển nhỏ 

Ông Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, cho biết: Đây là những hố đã bị lấy đất để phục vụ làm tuyến đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội. Ngay sau khi hoàn thành đường trục Khu kinh tế, địa phương xin ý kiến chỉ đạo tỉnh về chủ trương cho Công ty cổ phần Phú Tài sử dụng bột đá và đá vụn san lấp, phục hồi môi trường tại các hố đã khai thác đất. UBND huyện Phù Cát yêu cầu Công ty cổ phần Phú Tài phải triển khai thực hiện phương án san lấp tại thôn Liên Trì trước sau đó mới thực hiện tại thôn Chánh Nhơn. Ngoài ra, khu vực san lấp phải xây dựng kè chắn bao quanh đảm bảo không để bột đá tràn ra môi trường bên ngoài, cắm các biển cảnh báo xung quanh vị trí san lấp.

dsc00305.jpg
  Các hố sâu đổ bột đá bữa bãi 

Bà Hà Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Định cho biết: Sở đã lấy mẫu bột đá tại đây để xét nghiệm và thẩm định, kết luận bột đá trong quá trình sản xuất tại đây không phải là chất thải nguy hại mà là chất thải công nghiệp thông thường. Tuy nhiên, việc san lấp phải đúng quy trình và tuân thủ quy định: xây hộc và đổ bột đá xuống để hạn chế việc bột đá gây tắt nghẽn mạch nước tại khu vực này chứ không được san lấp một cách bừa bãi.

dsc00311.jpg
 Bột đá san nền đến đâu tạo thành đường đi cho xe đất lậu đi qua. Mặc dù hiện tại xã Cát Nhơn không có mỏ đất cấp phép thế nhưng khi phóng viên vào tiếp cận hiện trường 3 hố đất san lấp bột đá vẫn thấy xe chở đất ra vào khu vực thôn Liên Trì chạy ra hướng quốc lộ 19B. 

Ông Trần Viết Bảo - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho hay: Hiện nay Bộ Xây dựng chưa ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể đối với việc sử dụng chất thải bột đá từ các nhà máy chế biến đá granite để sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san nền. Tuy nhiên căn cứ quy định tại điểm a và điểm đ, khoản 4, Điều 9, Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng, quy định về quản lý chất rải rắn, có nêu: Chất thải rắn xây dựng dạng bê tông và gạch vụn chủ yếu được tái chế thành cốt liệu thô, có thể sử dụng làm vật liệu sản xuất gạch, tấm tường, gạch lát nền, các sản phẩm vật liệu xây dựng khác hoặc san nền.

"Bột đá là loại phế phẩm sau chế biến đá ốp lát, không pha lẫn các loại hóa chất, tùy theo yêu cầu kỹ thuật có thể pha trộn bột đá với các loại vật liệu san nền khác theo tỷ lệ thiết kế để làm vật liệu san nền. Trong đó, lưu ý thành phần hạt của bột đá rất mịn nên muốn sử dụng bột đá làm vật liệu san lấp, đảm bảo độ chặt, không xảy ra hiện tượng trôi chảy bột đá ra môi trường khi ngập nước, phải thực hiện phối trộn bột đá với các loại vật liệu khác có cỡ hạt lớn hơn như đất, cát, sỏi. Đồng thời, phải có biện pháp lu lèn phù hợp, có phương án ngăn không cho bột đá trôi chảy và phương án đảm bảo môi trường khi thực hiện thi công san lấp", ông Trần Viết Bảo nói thêm.

Bài liên quan
  • Bình Định: Dùng bột đá san lấp mặt bằng gây ô nhiễm môi trường
    Thời gian qua trên địa bàn thuộc tổ 3, khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn xuất hiện tình trạng người dân sử dụng bột đá, rẻo đá granite vụn để san lấp mặt bằng đất nền nhằm mục đích xây công trình nhà ở, trong đó có trường hợp san lấp với khối lượng lớn bột đá làm lấp dòng Suối Lở gây ô nhiễm nguồn nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tiếp bài “Thanh Hóa - Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh”: Nhiều người dân lo lắng khi mỏ đất khai thác
Nhiều người dân tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) tỏ ra lo lắng, không đồng tình trước việc mỏ đất 6 ha sắp được đấu giá, cấp phép tại núi Côn Sơn do vị trí này có nhiều lăng mộ, việc mỏ đất đi vào hoạt động sẽ gây nhiều hệ lụy đến tâm linh, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, giao thông.
Đừng bỏ lỡ
  • Tiếp bài Công ty Phượng Hoàng xây dựng quán Bar không phép: TP. Bắc Ninh đang “hợp thức hóa” sai phạm?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về việc Công ty Phượng Hoàng xây dựng không phép, phá vỡ quy hoạch đồi Pháo Thủ, phường Đáp Cầu, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm sại phạm UBND TP. Bắc Ninh lại tổ chức hội nghị để xin điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của doanh nghiệp này.
  • Vi phạm tại Điểm du lịch Suối Chiếu (Sơn La): Dừng hoạt động cơ sở, làm rõ trách nhiệm tham mưu quản lý
    (TN&MT) - Liên quan đến thông tin phản ánh Dự án Điểm du lịch Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên) đi vào hoạt động khi chưa đảm bảo quy định về đất đai, xây dựng, UBND huyện Phù Yên đã yêu cầu HTX Ban Mai – chủ đầu tư Dự án dừng hoạt động điểm du lịch này; giao các phòng ban chuyên môn, UBND xã Mường Thải rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất; xem xét, xử lý trách nhiệm tham mưu quản lý (nếu có).
  • Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Cần xem xét giải quyết nguyện vọng chính đáng cho người dân
    Cho rằng “vướng quy hoạch”, nhiều diện tích đất của hộ dân được giao khai hoang xây dựng đồng ruộng theo chủ trương phát triển Khu kinh tế mới ở Nam Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sử dụng ổn định nay biến thành đất lâm nghiệp.
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO