Kinh tế

Bình Định: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế

Thanh Tùng 19/08/2023 - 18:47

Bình Định xác định chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Bình Định, giai đoạn 2023 -2030, với mục đích tổ chức thực hiện Quyết định số 1658, ngày 1/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 882, ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030.

Đồng thời, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch hành động là phát triển các cụm ngành kinh tế quan trọng theo hướng xanh hóa; tăng cường sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng; tập trung đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực để cải thiện, giải quyết các vấn đề môi trường, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

img_1020.jpg
Một dự án điện gió và điện mặt trời tại thành phố Quy Nhơn. Ảnh: Thanh Tùng

Yêu cầu của Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh Bình Định phải phù hợp với các quan điểm, mục tiêu, định hướng của Chiến lược và Kế hoạch quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Đề ra được bước đi cụ thể, lựa chọn những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của từng địa phương, từng cấp, từng ngành và xây dựng được những giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp, khả thi để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách với các vấn đề cơ bản, dài hạn; bên cạnh các nỗ lực thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất chủ lực, hình thành các cụm liên kết ngành, việc nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu trở thành nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển.

Cụ thể: Về kinh tế, việc thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi phải được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với các hoạt động tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Các hoạt động kinh tế cần được chuyển đổi theo hướng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (PTR0).

Về xã hội, các nỗ lực cần được tập trung cho các hoạt động tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tạo sự ổn định về quy mô và nâng cao chất lượng dân số; phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, vùng và địa phương.

Về quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; chống thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; bảo vệ diện tích rừng; giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn và khu công nghiệp; đảm bảo có cơ chế quản lý hiệu quả các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn và nước thải. Nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan vào bảo vệ môi trường và thực hiện tăng trưởng xanh.

Hệ thống thể chế, chính sách về tăng trưởng xanh phải được hoàn thiện theo hướng lồng ghép các mục tiêu tăng trưởng xanh vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh và của các ngành, địa phương; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh, đào tạo và tăng cường năng lực quản lý tăng trưởng xanh cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư.

Trên cơ sở các mục tiêu đã xác định trong Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thực tế phát triển, tỉnh Bình Định xác định các mục tiêu cụ thể: Xanh hóa các ngành kinh tế là chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững.

Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu để nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,7 - 0,8; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bình Định: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO